Luật 2008 Bạc Liêu

diễn đàn lớp luật 2008
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 tu phap nua ne

Go down 
Tác giảThông điệp
lienminhchan




Tổng số bài gửi : 5
Join date : 26/02/2012

tu phap nua  ne Empty
Bài gửiTiêu đề: tu phap nua ne   tu phap nua  ne I_icon_minitimeFri Mar 09, 2012 6:09 pm

VĐ 2: Xung đột pháp luật
1. Xung đột pháp luật
* Khái niệm xung đột pháp luật:
Hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.
* Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật:
• Quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất.
• Có sự khác nhau về nội dung trong pháp luật của các nước; hoặc có sự khác nhau trong việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về mặt hình thức.
* Phạm vi của xung đột pháp luật:
- Chỉ xảy ra trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài còn trong các lình vực quan hệ pháp luật khác như HS, HC không xảy ra xung đột pháp luật, bởi vì:
+ Luật hành chính hình sự được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ trật tự an ninh, chính trị, xã hội, có giá trị với mọi chủ thể trong nước và không cho phép áp dụng luật nước ngoài.
+ Luật HC, HS mang tính lãnh thổ rất nghiêm ngặt (quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ)
+ Luật HC, HS không bao giờ có các quy phạm xung đột.
- Vấn đề xung đột cũng ko xảy ra trong các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài. Vì các QPPL trong lĩnh vực này mang tính tuyệt đối về lãnh thổ. Các quốc gia chỉ cho phép áp dụng luật nước ngoài để điều chỉnh vấn đề này trg trường hợp có ĐƯQT do quốc gia đó đã tham gia ký kết đã quy định hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
* Xung đột PL là đặc trưng của TPQT vì:
- Trong các ngành luật khác, khi các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội, cũng không có trường hợp lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạm pháp luật của các ngành luật đó mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.
- Chỉ có trong các quan hệ pl của TPQT mới có hiện tương hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ đó và làm nảy sinh vấn đề chọn luật áp dụng trg t/h ko có quy phạm thực chất thống nhất.
* Cách thức giải quyết xung đột pháp luật:
• Xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất.
• Tiêu chuẩn hóa luật thực chất trong nước.
• Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột.
• Áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự”.

2. Quy phạm xung đột
Quy phạm xung đột là loại quy phạm đặc thù của ngành luật TPQT, nó không trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ pháp luật nào đó mà nó chỉ xác định rằng cần phải áp dụng luật của nước nào (Trong số những hệ thống pháp luật có liên quan) để điều chỉnh quan hệ pháp luật TPQT đó.
• VD: Khoản 3 Điều 104 Luật HNGĐ 2000: Ly hôn có yếu tố nước ngoài: “…3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó…”
• VD: Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bungari: “Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết; Quyền thừa kế về bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.”

* Đặc điểm của QPXĐ:
- Có tính khác quan, mang tính trung lập trong việc lựa chọn hệ thống pháp luật
- Có tính điều chỉnh gián tiếp.
- Có tính trừu tượng, phức tạp, khó áp dụng

* Cơ cấu của quy phạm xung đột:
+ gồm hai phần:
• Phần phạm vi: Chỉ rõ loại quan hệ mà quy phạm xung đột đó điều chỉnh.
• Phần hệ thuộc: Chỉ rõ hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết mối quan hệ đó.

* Các loại quy phạm xung đột:
• Căn cứ về mặt hình thức, quy phạm xung đột được chia thành QPXĐ một bên và QPXĐ nhiều bên.
Quy phạm xung đột một bên là quy phạm quy định phải áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra QPXĐ này.
VD: Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: Hợp đồng dân sự
“…2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Quy phạm xung đột nhiều bên là quy phạm không quy định áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra QPXĐ này (hoặc tham gia xây dựng QPXĐ này) hay của nước khác một cách cụ thể, mà chỉ đề ra nguyên tắc chung xác định pháp luật nước nào phải được áp dụng.
VD: Điều 31 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hungari: “Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn đối với mỗi người trong cặp vợ chồng tương lai, phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân.”
• Căn cứ vào tính chất của QPXĐ, có thể chia thành QPXĐ mệnh lệnh và QPXĐ tùy nghi.
- Quy phạm xung đột mệnh lệnh là quy phạm quy định các cơ quan, tổ chức và cá nhân dứt khoát phải tuân theo, không có quyền thỏa thuận chọn pháp luật để áp dụng.
VD: Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
- Quy phạm xung đột có tính chất tùy nghi là quy phạm cho phép các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ của mình.
VD: Khoản 1 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác…”

• Căn cứ vào phạm vi áp dụng, có thể chia QPXĐ thành các loại: QPXĐ về quyền sở hữu; QPXĐ về điều kiện kết hôn; QPXĐ về nuôi con nuôi; QPXĐ về thừa kế…
• Căn cứ vào hệ thuộc, có thể chia QPXĐ thành các loại: QPXĐ quy định áp dụng luật nhân thân; QPXĐ quy định áp dụng luật nơi có tài sản; QPXĐ quy định áp dụng luật nơi thực hiện hành vi…

* Hiệu lực của QPXĐ:được xác định theo VB pháp luật chứa đựng nó.

sự khác biệt giữa cơ cấu của quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế và cơ cấu của quy phạm pháp luật nói chung:
- Cơ cấu của quy phạm xung đột:
+ Phạm vi:
+ Hệ thuộc:
- Cơ cấu của quy phạm pháp luật nói chung:
+ Giả định:
+ Quy định:
+ Chế tài:
- Có sự khác biệt đó là vì: Quy phạm xung đột là 1 loại quy phạm đặc thù chỉ quy định lựa chọn luật (lựa chọn và áp dụng pháp luật) chứ không quy định giải quyết các trường hợp cụ thể như các quy phạm pháp luật thông thường khác.

3. Một số hệ thuộc xung đột cơ bản
3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân
* Luật nhân thân gồm hai dạng: Luật quốc tịch và Luật nơi cư trú.
• Luật quốc tịch là luật của nước mà đương sự là công dân.
• Luật nơi cư trú là luật của nước mà đương sự có nơi cư trú.
Bằng cách nào để xác định nơi cư trú của một người?
Điều 52 BLDS Việt Nam: Nơi cư trú.
“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.”
Khái niệm đang sinh sống được hiểu như thế nào? Đang sinh sống vào thời điểm phát sinh quan hệ? Vào thời điểm phát sinh tranh chấp? Vào thời điểm nộp đơn khởi kiện? Hay vào thời điểm giải quyết tranh chấp?...
* Phạm vi áp dụng: Luật nhân thân được áp dụng để giải quyết những vấn đề sau đây:
• Xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên đương sự.
• Vấn đề quyền nhân thân.
• Các vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
• Các vấn đề thừa kế tài sản là động sản.
* Các nước áp dụng:
• Nhìn chung, các nước trong khối lục địa Châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và một số nước khác như Nhật Bản, CuBa… áp dụng hệ thuộc Luật quốc tịch nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình, không phụ thuộc vào nơi cư trú.
• Các nước như Anh, Mỹ, Nauy, Đan Mạch, Ailen, Achentina, Braxin… thì áp dụng Luật nơi cư trú.
• Một số nước khác như Áo, Thụy Sỹ, Mehico… thì áp dụng đồng thời cả hai hệ thuộc. Có nghĩa là, buộc quy chế nhân thân của người nước ngoài khi cư trú trên lãnh thổ của nước mình thì phải tuân theo pháp luật của nước mình (Luật nơi cư trú). Đồng thời, buộc quy chế nhân thân của công dân nước mình khi cư trú ở nước ngoài phải phụ thuộc vào pháp luật nước mình (Luật quốc tịch).
• Đối với các nước Xã hội chủ nghĩa (bao gồm cả các nước XHCN trước đây) thì hai dạng của hệ thuộc Luật nhân thân đều được áp dụng tùy từng lĩnh vực và từng mức độ khác nhau. Nhìn chung, Luật quốc tịch có ưu thế hơn.  Ưu thể ntn???
* Luật Việt Nam áp dụng dạng nào?
• Điều 761 BLDS Việt Nam: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.”
• Điều 762 BLDS Việt Nam: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài:
“1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
* Trường hợp ngoại lệ:
• Đương sự là người không quốc tịch?
Áp dụng luật nơi cư trú.
Khoản 1 Điều 760 BLDS: Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch…
“1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú;…”
• Đương sự là người có nhiều quốc tịch?
Nếu đương sự cư trú tại một trong những nước mà đương sự có quốc tịch thì áp dụng luật của nước đó.
Nếu đương sự không cư trú tại một trong những nước mà đương sự có quốc tịch, thì luật áp dụng cũng chỉ có thể là luật của nước mà đương sự có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.
Khoản 2 Điều 760 BLDS: Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài:
“ 2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.”
Đương sự có nghĩa vụ chứng minh pháp luật nước nào được xem là có mối quan hệ gắn bó nhất.
Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
Xem: Khoản 3 Điều 4; Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 Quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

3.2. Hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân
* Luật quốc tịch của pháp nhân là luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch.
* Phạm vi áp dụng: Luật quốc tịch của pháp nhân được áp dụng để xác định năng lực pháp luật của pháp nhân, tư cách chủ thể của pháp nhân, điều kiện ra đời, chấm dứt hoạt động của pháp nhân, giải quyết các vấn đề về tài sản của pháp nhân…
• Để xác định pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh pháp nhân, trước hết phải xác định được quốc tịch của pháp nhân đó.
• Bằng cách nào xác định quốc tịch của một pháp nhân?
VD: A (VN) góp vốn 30%; B (Pháp) góp vốn 70% thành lập liên doanh AB. AB có trụ sở hoạt động tại Pháp nhưng lại đăng ký điều lệ (thành lập) tại Việt Nam. AB có quốc tịch nước nào?
* Các nước khác nhau có các căn cứ khác nhau trong việc xác định quốc tịch của pháp nhân.
• Nhìn chung, các nước Châu Âu xác định quốc tịch của pháp nhân dựa trên nguyên tắc nơi có trụ sở quản lý.
• Các nước thuộc khối Anh - Mỹ và các nước XHCN thì xác định quốc tịch của pháp nhân dựa trên nguyên tắc nơi đăng ký điều lệ (thành lập).
• Các nước trung cận đông như Iran, Irac, Arap… thì dựa trên nguyên tắc nơi hoạt động thực chất của pháp nhân.
• Một số ít nước áp dụng nguyên tắc như: Xác định quốc tịch của pháp nhân dựa vào quốc tịch của người lãnh đạo cao nhất; Quốc tịch của bên góp vốn nhiều nhất…
* Trường hợp pháp nhân có hai hay nhiều quốc tịch, thực tiễn pháp lý ở các nước thường giải quyết như sau:
• Khi cần xác định tư cách chủ thể của pháp nhân thì áp dụng luật nơi đăng ký điều lệ (thành lập) của pháp nhân.
• Khi cần xác định các điều kiện hoạt động của pháp nhân thì áp dụng luật nơi có trụ sở hoạt động.

3.3. Hệ thuộc Luật nơi có tài sản
* Tài sản ở nước nào thì áp dụng luật ở đó để giải quyết.
* Phạm vi áp dụng:
• Giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (Bao gồm cả động sản và bất động sản) và thừa kế tài sản là bất động sản (Bao gồm cả bất động sản không người thừa kế).
• Giải quyết xung đột về định danh.
* Các nước áp dụng:
• Tất cả các nước đều áp dụng hệ thuộc này.
• Riêng trong lĩnh vực định danh, Pháp áp dụng hệ thuộc luật tòa án. Điều này có nghĩa, tòa án nào thụ lý thì tòa án đó áp dụng chính luật pháp của nước mình để định danh tài sản, bất chấp tài sản đang ở đâu.
* Trường hợp ngoại lệ:
• Tài sản thuộc quốc gia.
• Tài sản của pháp nhân nước ngoài.
• Tài sản đang nằm trên đường vận chuyển.
Điều 766 BLDS: Quyền sở hữu tài sản
“1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
2. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác.
3. Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.”
3.4. Hệ thuộc Luật tòa án
* Luật tòa án là luật của nước nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
* Hệ thuộc Luật tòa án được áp dụng để giải quyết các vấn đề về tố tụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, hệ thuộc Luật tòa án còn được áp dụng đối với cả luật nội dung.
Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Mông cổ quy định về vấn đề ly hôn: “…Nếu vợ chồng, một người là công dân bên ký kết này, một người là công dân bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đã nhận đơn…”
* Ngoại lệ: Khi điều ước quốc tế hoặc luật trong nước quy định giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng của nước ngoài.
Khoản 3 Điều 2 BLTTDS Việt Nam: Hiệu lực của BLTTDS.
“…3. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó…”
3.5. Hệ thuộc Luật nơi thực hiện hành vi
* Hành vi được thực hiện ở nước nào thì áp dụng luật nước đó để giải quyết.
Luật nơi thực hiện hành vi gồm các dạng sau:
Luật nơi ký kết hợp đồng.
Luật nơi thực hiện hợp đồng.
Luật nơi vi phạm pháp luật.

a. Luật nơi giao kết hợp đồng
* Hợp đồng được giao kết ở đâu thì áp dụng luật ở đó để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hình thức của hợp đồng.
* Tất cả các nước đều áp dụng nguyên tắc này.
* Bằng cách nào để xác định nơi (địa điểm) giao kết hợp đồng?
• Giao kết trực tiếp?
• Giao kết gián tiếp?
b. Luật nơi ký kết hợp đồng
VD: X (cư trú ở nước A) gửi chào hàng cho Y (cư trú ở nước B). Một tuần sau X nhận được thư chấp nhận của Y. Nơi ký kết hợp đồng là nơi nào?
• Đối với các nước trong khối lục địa chung Châu Âu thì cho rằng nơi ký kết hợp đồng là nơi cư trú của bên chào hàng (Thuyết tiếp thu).
• Đối với các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ thì cho rằng nơi ký kết hợp đồng là nơi cư trú của bên được chào hàng (Thuyết tống phát).
• Điều 771 BLDS Việt Nam: Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt
“Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt được xác định theo pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị giao kết hợp đồng.”
c. Luật nơi ký kết hợp đồng
• Điều 403 BLDS Việt Nam: Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự
“Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.”
2.3.5.1. Luật nơi ký kết hợp đồng
• Điều 404 BLDS Việt Nam: Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự
“1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.”

• Hợp đồng được ký trên tàu bay, tàu thủy. Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng?
d. Luật nơi thực hiện hợp đồng
* Hợp đồng được thực hiện ở đâu thì luật ở đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên.
* Nhiều nước áp dụng hệ thuộc này.
* Trường hợp các bên đã thỏa thuận chọn luật áp dụng thì không áp dụng hệ thuộc này.
Một nước, khi đã áp dụng hệ thuộc này thì sẽ không áp dụng hệ thuộc luật nước người bán và ngược lại.
Khoản 1 Điều 769 BLDS Việt Nam: Hợp đồng dân sự
“1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác...”
e. Luật nơi vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật xảy ra ở đâu thì áp dụng luật ở đó để giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
* Nơi nào được xem là nơi vi phạm pháp luật?
• Nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại?
• Nơi hiện diện hậu quả thực tế?
• VD: Một công dân Đức bị hành hung trên lãnh thổ Hà Lan. Sau đó công dân Đức quay về Đức và tử vong ở Đức. Nơi vi phạm pháp luật là Đức hay Hà Lan?
• VD: Doanh nghiệp Việt Nam bán hàng cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và giao hàng tại Việt Nam. Khi hàng hóa được tiêu thụ ở Hoa Kỳ, do hàng kém phẩm chất gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Hoa Kỳ. Nơi vi phạm pháp luật là Việt Nam hay Hoa Kỳ?
• VD: A (VN) mua xi-măng của B (Trung Quốc), hàng giao tại Trung Quốc. A mang xi-măng về Việt Nam xây dựng. Do xi-măng kém phẩm chất nên sau đó nhà sập, chết người… Nơi vi phạm pháp luật là nơi nào? Việt Nam hay Trung Quốc?
* Các nước khác nhau có quan điểm khác nhau trong việc xác định nơi vi phạm pháp luật:
• Các nước như Italia, Hy Lạp… cho rằng nơi vi phạm pháp luật là nơi xảy ra chính hành vi gây thiệt hại.
• Các nước như Mỹ, Pháp... cho rằng nơi vi phạm pháp luật là nơi hiện diện hậu quả thực tế.
• Ở Anh, trong trường hợp xét xử bồi thường thiệt hại thì chỉ áp dụng luật nước Anh để giải quyết.
• Các nước như Đức, Việt Nam, Trung Quốc… thì cho rằng nơi vi phạm pháp luật có thể là nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi hiện diện hậu quả thực tế. Bên bị thiệt hại có quyền lựa chọn một trong hai nơi để áp dụng luật có lợi cho mình nhất.
Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.
2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
3.6. Hệ thuộc Luật của nước người bán
* Bên bán của nước nào thì áp dụng luật của nước đó để giải quyết các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra.
* Hệ thuộc này được áp dụng trong mua bán các loại động sản, và chỉ áp dụng khi các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng.
• Điều 27 Luật Tư pháp quốc tế của Ba Lan:
“… Trong mua bán quốc tế các loại động sản, khi các bên trong hợp đồng không cùng cư trú ở cùng một nước thì luật của nước bên bán hàng cư trú sẽ được áp dụng…”
* Nếu luật của một nước đã áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng thì sẽ không áp dụng hệ thuộc luật của nước người bán.
* Theo hệ thuộc này thì các bên được tự chọn lấy hệ thống pháp luật mà họ muốn áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ trong hợp đồng mà trong đó có họ tham gia.
* Hệ thuộc này được ghi nhận trong pháp luật của hầu hết các nước.
* Hệ thuộc này cũng được ghi nhận trong rất nhiều đạo luật của Việt Nam.

3.7. Hệ thuộc Luật của ký kết hợp đồng tự chọn
• Khoản 2 Điều 4 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005: Quyền thỏa thuận trong hợp đồng.
“2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.”
• Khoản 1 Điều 769 BLDS Việt Nam: Hợp đồng dân sự
“1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.”
* Điều kiện để việc chọn luật có hiệu lực:
• Hệ thống pháp luật được lựa chọn không trái với pháp luật của nước mình.
• Việc chọn luật không trái với những quy định mang tính bắt buộc. (Mandatory rules).
• Chỉ được chọn những hệ thống pháp luật có liên quan.

4. Áp dụng pháp luật nước ngoài
* Sự cần thiết phải áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế:
- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể tham gia quan hệ.
- Thúc đẩy giao lưu dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại quốc tế ... góp phần......... đẩy sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia.

* Nguyên tắc:
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đồng thời bảo đảm hậu quả của việc áp dụng Không đươc trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng luật nước ngoài khi QPXĐPL dẫn chiếu tới.
- Khi QPXĐ dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó. Khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống PL nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành nó.

* Các trường hợp được phép hoặc cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài:
• Khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài.
• Khi các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận chọn luật nước ngoài.
• Trong trường hợp không có sự dẫn chiếu của QPXĐ cũng như không có việc chọn luật của các bên đương sự, nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết, thì có thể áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự.”

* Thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài:
• Pháp luật nước ngoài cần phải được áp dụng một cách đầy đủ.
• Bảo đảm pháp luật nước ngoài được giải thích và áp dụng như ở nước mà nó được ban hành.

* Việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chí:
- Các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài một cách thiện chí và đầy đủ.
- Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nơi nó được ban hành.
- Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiến hành pháp, tư pháp, tập quán của nước hữu quan.

* Các trường hợp không được áp dụng pháp luật nước ngoài (Mặc dù có QPXĐ dẫn chiếu đến hoặc các bên có thỏa thuận chọn luật nước ngoài):
• Khi pháp luật trong nước có quy định bắt buộc phải áp dụng luật trong nước để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó.
Điều 769 BLDS: Hợp đồng dân sự
“1... Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam...”
• Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội, tới trật tự công cộng.
Trật tự công cộng, nhìn từ góc độ Tư pháp quốc tế, là trật tự pháp lý hình thành trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật của một nước.
Bảo lưu trật tự công cộng trong Tư pháp quốc tế, về thực chất là bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật của quốc gia. Những nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật.
Khoản 3 Điều 759 BLDS Việt Nam:
‘‘…3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;…’’

* Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật nước ngài về nội dung vì:
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế một hệ quả tất yếu nhằm giải quyết xung đột pháp luật (theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột).
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế tuy đã được đại đa số quốc gia thế giới thừa nhận ôn vẫn phải nằm trong khuôn khổ không đểlại ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia và dây là lý do mà tư pháp quốc tế quy định khi áp dụng nước ngoài thì chỉ áp dụng pháp luật về nội dung (tức là các quy phạm trực tiếp ấn định các quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể), mà không áp dụng pháp luật về hình thức (tức là các quy phạm chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các bên, cũng như thẩm quyên của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp).
- Việc áp dụng về hình thức sẽ dẫn đến ngay cơ ảnh hưởng nghiệm trọng đến chủ quyền quốc gia, vì thẩm quyền các cơ quan tiến hành tố tụng như toà án, viện kiểm sát của các quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào bản chất Nhà nước, cũng như cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước. Giả định tàng việc áp dụng pháp luật nước ngoài bao gồm cả việc áp dụng pháp luật về hình thức thì một vụ án do toà án Việt Nam thụ lý nhưng pháp luật được quan tiến hành tố tụng trong trường hợp này sẽ tuân theo pháp luật của Pháp. Điều này là không thể được vì hai nguyên nhân:
+ Việc cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam phải thay đổi thẩm quyền thoe pháp luật của Pháp sẽ làm đảo lộn trật tự tổ chức bộ máy Nhà nước và ảnh hưởng nghiệm trọng đến chủ quyền quốc gia.
+ Việc thay đổi thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng gắn liền với việc thay đổi cơ cấu tổ chức của các cơ quan này và ngay cả điều này cũng không đảm bảo nguyên tắc tông trọng chủ quyền quốc gia.

5. Bảo lưu trật tự công
- Bảo lưu trật tự công cộng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia từ chối áp dụng pháp luật nước khác để bảo vệ những lợi ích của quốc gia mình.
* Chú ý:
- Trật tự công cộng được hiểu theo 2 quan điểm:
+ TT công cộng bao gòm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung và TPQT nói riêng.
+ TT công cộng gồm những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và của pháp luật một quốc gia.
- TT công cộng theo pháp luật VN là hệ thống các nguyên tắc cơ bản tạo ra một trật tự pháp lý trong chế độ của VN và chúng được quy định trong hiến pháp và các VBPL khác.
- Thực tiến tư pháp quốc tế CQNN có thẩm quyền của một nước nào đó từ chối áp dụn pháp luật nước ngoài không phải vì bản chất của pháp luật nước ngoài trái với bản chất của pháp luật nước mình mà vì hậu quả của việc áp dụng đó gây bất lợi cho trật tự công cộng của quốc gia mình.
* Cần đặt ra vấn đề “bảo lưu trật tự công cộng” là vì:
- Khi tham gia tư páhp quốc tế, các quốc gia thực hiện việc áp dụng pháp luật nước ngoài không phải vì nghĩa vụ pháp lý (buộc phải thực hiện) của quốc gia mình, mà là vì yêu cầu của chính quốc gia đó để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, của công dân và pháp nhân nước mình trong giao lưu dân sự quốc tế.
Như vậy, việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia đó của cá nhân, công nhân nước đó. Nếu điều này không được thoả đáng thì chắc chắn quốc gia đó sẽ từ chối thực hiện việc áp dụng pháp luật nước ngoài do quyền và lợi ích hợp pháp cảumình không được đảm bảo.
* Những trường hợp cần đặt ra vấn đề “bảo lưu trật tự công cộng”:
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không thể tuỳ tiện mà chỉ được công nhận trong hai trường hợp:
- Theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đật.
- Do các bên lựa chọn nếu pháp luật các bên cho phép.

6. Lẫn tránh pháp luật
VD: Một công dân nước A kết hôn với một công dân nước B và xin cư trú chính thức ở nước B. Theo pháp luật nước B nơi hai vợ chồng đang chung sống, không cho phép người chồng xin ly hôn trong thời gian người vợ mang thai và trong vòng một năm kể từ ngày người vợ sinh con. Trong khi đó, luật pháp nước A lại không có những quy định nghiêm ngặt như vậy. Để đạt được mục đích ly hôn (trong thời gian người vợ mang thai), người chồng đã tìm cách chuyển nơi cư trú của hai vợ chồng sang nước A và tiến hành xin ly hôn.
* Lẫn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự đã dùng các thủ đoạn để lẫn tránh khỏi sự chi phối của hệ thống pháp luật mà đáng lẽ ra phải được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của họ, bằng cách thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú… nhằm hướng sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột đến một hệ thống pháp luật có lợi hoặc đỡ bất lợi hơn cho việc thực hiện lợi ích của cá nhân mình.
* Quan điểm của các nước về giá trị pháp lý của hành vi lẫn tránh pháp luật?
* Quan điểm của Việt Nam? Có hay không việc thừa nhận giá trị pháp lý của hành vi lẫn tránh pháp luật?
• Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh Hôn nhân & Gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2001):
“Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật của nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẫn tránh các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn.”
• Điều 20 Nghị định 68/CP: Công nhận việc kết hôn, ly hôn đã được tiến hành ở nước ngoài.
“Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam.”

7. Dẫn chiếu ngược trở lại & Dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba
• Các nước có chấp nhận việc dẫn chiếu này? Bao gồm cả dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba?
• Các nước khác nhau, có quan điểm khác nhau.
• Một số nước coi sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột đến pháp luật nước ngoài chỉ là dẫn chiếu đến luật thực chất của nước ngoài (không bao gồm các quy phạm xung đột trong luật pháp của nước ngoài), có nghĩa là không chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. Các nước áp dụng nguyên tắc này như: Hy Lạp, Italia, Ai Cập…
• Một số nước coi sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột đến pháp luật nước ngoài chỉ là dẫn chiếu đến cả hệ thống pháp luật nước ngoài (gồm các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất trong luật pháp của nước ngoài), có nghĩa là chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. Các nước áp dụng nguyên tắc này như: Đức, Nhật Bản, Thụy Điển…
• Quan điểm của pháp luật Việt Nam: Theo quan điểm 2
Khoản 3 Điều 827 BLDS Việt Nam 1995: Áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài.
‘‘…3. Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…’’

Nghị định số 60/CP ngày 06/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Khoản 3 Điều 759 BLDS Việt Nam:
‘‘…3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…’’

• Nghị định của Chính Phủ số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Không đề cập đến vấn đề dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.
• Một số trường hợp không chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba:
• Khi áp dụng hệ thuộc “Luật của người ký kết hợp đồng tự chọn”.
• Khi áp dụng các quy phạm xung đột thống nhất.

Dẫn chiếu ngược trở lại
• VD Một công dân Anh (Cư trú ở Pháp), ký kết một hợp đồng với một công dân Pháp trên lãnh thổ Pháp. Sau đó công dân Pháp kiện ra tòa án Pháp yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì cho rằng công dân Anh không đủ năng lực hành vi.
Luật của Pháp quy định để xem xét năng lực hành vi phải áp dụng hệ thuộc Luật quốc tịch (Tức phải áp dụng luật của Anh trong trường hợp này).
Luật của Anh lại quy định để xem xét năng lực hành vi phải áp dụng hệ thuộc Luật nơi cư trú (Tức phải áp dụng luật của Pháp trong trường hợp này).
• Dẫn chiếu ngược trở lại là hiện tượng khi quy phạm xung đột của luật pháp nước này (nước thứ nhất) dẫn chiếu đến luật pháp của nước khác (nước thứ hai) và luật nước khác đó (nước thứ hai) lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu ngược trở lại luật của nước có quy phạm xung đột dẫn chiếu ban đầu (nước thứ nhất).

Dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba
• VD 01: Một Nam công dân Anh cư trú tại Campuchia và xin kết hôn với một Nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam, trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân & Gia đình Việt Nam: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn…”
Luật Anh quy định: “Điều kiện kết hôn phải tuân theo luật của nước nơi đương sự đó cư trú…”
• Dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba là hiện tượng quy phạm xung đột của một nước (nước thứ nhất) dẫn chiếu đến luật pháp của nước thứ hai, rồi luật nước thứ hai lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba.


Về Đầu Trang Go down
 
tu phap nua ne
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ngan tu phap chua cac em
» lai la tu phap
» Tư phấp bất diệt
» Tư pháp quốc tê
» tu phap quoc te te tue

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luật 2008 Bạc Liêu :: Các môn chuyên ngành-
Chuyển đến