Luật 2008 Bạc Liêu

diễn đàn lớp luật 2008
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 ngan tu phap chua cac em

Go down 
Tác giảThông điệp
lienminhchan




Tổng số bài gửi : 5
Join date : 26/02/2012

ngan tu phap chua cac em Empty
Bài gửiTiêu đề: ngan tu phap chua cac em   ngan tu phap chua cac em I_icon_minitimeFri Mar 09, 2012 6:10 pm

VĐ 5. QUYỀN TÁC GIẢ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ.
I. Quyền tác giả:
1. Khái niệm:
- Quyền tác giả là một nhóm của quyền SHTT, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định.
- Quyền tác giả trong TPQT là quyền xuất hiện từ các quan hệ trong lĩnh vực quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
- Yếu tố nước ngoài trong quan hệ về quyền tác giả đc t.hiện trên 3 t/h sau:
+ Chủ thể: có ít nhất 1 bên là người nc ngoài, PN nc ngoài.
+ Khách thể tồn tại ở nước ngoài.
+ Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài- công bố, phổ biến, đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ... ( Tác giả là CD VN đang cư trú ở nước ngoài cho công bố tác phẩm đầu tiên do mình sáng tác).
2. Đặc điểm của quyền tác giả: 3đ
- Quyền tác giả dễ bị xâm phạm vì đối tượng của quyền tác giả mang tính phi vật thể, do vậy tạo khả năng để khai thác, phổ biến rộng rãi khi được bộc lộ ra dưới một hình thức nhất định trong phạm vi nhiều nước khác nhau.
- Quyền tác giả mang tính chất lãnh thổ rõ ràng và tuyệt đối. Quyền tác giả phát sinh trên lãnh thổ quốc gia nào thì có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia đó mà thôi và không có hiệu lực ngoài lãnh thổ nếu ko có ĐƯQT. Trg phạm vi lãnh thổ quốc gia quyền tác giả được điều chỉnh và bảo hộ bằng PL của chính quốc gia đó: đối tượng bảo hộ, thời gian bảo hộ, các quyền tài sản, quyền nhân thân.
- Quyền tác giả mang tính thời hạn.

II. Các hình thức bảo hộ quyền tác giả.
- Có 3 hình thức:
+ Ký kết hoặc tham gia ĐƯQT đa phương.
+ Ký kết ĐƯ song phương.
+ Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại.
 Tính ưu việt của cách thức bảo hộ quốc tế quyền tác giả:
- Xây dựng hệ thống LQT thống nhất về bảo hộ quyền tác giả.
- Có phạm vi bảo hộ rộng nhất.
- Bảo đảm tốt hơn quyền của các tác giả.
1. Công ước Berne:
Là công ước quốc tế đầu tiên về bảo vệ quyền tác giả, được ký tại Berne (Thụy Sĩ) năm 1886. Công ước đã được sửa đổi nhiều lần, lần gần đây nhất là 24/7/1971 và 28/9/1979.VN chính thức gia nhập ngày 26/10/2004, và trở thành thành viên thứ 156. Đến nay công ước có 160 thành viên.
* Mục đích:
- Là công ước đa phương đầu tiên được kí kết giữa các quốc gia nhằm thiết lập một khung pháp lý thống nhất trong việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả về các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật.
- Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm là nước xuất xứ tác phẩm phải là một trong những nước tham gia công ước. Xác định nước xuất xứ:
+ TP chưa công bố thì nước xuất xứ tác phẩm là nước mà tác giả là công dân (quốc tịch).
+ TP đã công bố thì nước xuất xứ chính là nước mà tại đó tác phẩm được công bố lần đầu tiên (lãnh thổ).
+ TP được công bố cùng một lúc tại nhiều quốc gia thành viên thì nước xuất xứ chính là nước có thời hạn bảo hộ ngắn nhất. Nếu TP đc công bố tại một nước thành viên và tại một nước khác không phải là thành viên thì nước xuất xứ tác phẩm chính là quốc gia thành viên.
* Nguyên tắc bảo hộ:
- Đối xử quốc gia: các tác phẩm xuất phát từ mọi nước thành viên đều được bảo vệ ngang nhau trong tất cả các nước thành viên. Chính quyền có bổn phận đảm bảo mức bảo hộ tối thiểu theo các qui định của Công ước. (Điều 3.2)
- Bảo hộ tự động: sự thụ hưởng và thực hiện các quyền được bảo vệ, vô điều kiện và không cần phải thông qua thủ tục đăng ký hay thủ tục hành chính khác. (Đ 5.2)
- Bảo hộ tối thiểu: các quyền qui định theo Công ước đuợc thực thi và hưởng độc lập với mọi quyền khác đang được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm. (VD: CDVN sống ở Mĩ hưởng các quyền theo PL Mĩ, công ước Berne độc lập với quyền CDVN được hưởng tại Mĩ). (Đ 5.3)
* Đối tượng bảo hộ của CƯ:
- Tất cả các sản phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật, được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào và theo phương thức nào. Tức là :
+Tác phẩm viết
+ Các bài giảng, bài phát biểu;
+ Tác phẩn, kịch, nhạc kịch, biên đạo múa, tiểu phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh.
+ Các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
 Nói tóm lại, mọi sản phẩm của trí tuệ dưới mọi hình thức.
- Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể từ một tác phẩm gốc đều được bảo vệ như tác phẩm gốc, miễn là không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. ( VD: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chủ giải, tuyển tập, hợp tuyển).
- Công ước không bảo hộ các tin tức thời sự hay sự việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí. Ngoài ra các quốc gia có thể lập qui định riêng hay giới hạn chế độ bảo hộ đối với các văn kiện hành chính luật pháp, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay các mô hình thiết kế công nghiệp.
* Tác giả được bảo hộ:
- Các tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước có tác phẩm công bố hoặc chưa công bố.
- Tác giả là công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước không phải là thành viên của công ước nhưng có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại một nước là thành viên của CƯ.
 Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả được áp dụng để bảo hộ quyền tác giả cho cả công dân và pháp nhân các nước không phải là thành viên của công ước. Vì: Theo khoản 2 và 3 điều 3 CƯ Berne thì: tác giả không là thành viên của công ước vẫn có thể đc bảo hộ quyền tác giả trg 2 t/h:
+ tác phẩm của họ công bố lân đầu tiên ở một trg những nước là thành viên của công ước. Hay đồng thời công bố ở một nước là thành viên và một nước ko là thành viên của công ước.
+ Tác giả có nơi cư trú thường xuyên ở một trg những nước là thành viên của công ước.


* Thời hạn bảo hộ:
- Những tác phẩm đích danh được bảo hộ trong suốt cuộc đời của tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời.
- Trong trường hợp đồng tác giả, thời gian bảo hộ là 50 năm sau cái chết của tác giả cuối cùng.
- Các tác phẩm khuyết danh hay bút danh (anonymous or pseudonymous) được bảo hộ 50 năm kể từ ngày phổ biến hợp pháp ra công chúng. Nếu tên thật của tác giả được biết chính xác bên cạnh bút danh hoặc nếu tác giả của tác phẩm khuyết danh lộ diện trong thời gian 50 năm nói trên thì tác phẩm được bảo hộ như đích danh.
- Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh và mỹ thuật ứng dụng, thời gian bảo hộ có thể ngắn hơn nhưng ít nhất phải là 25 năm.
- Đó là qui định tối thiểu theo Công ước. Các nước thành viên có thể ấn định thời gian dài hơn, như khuynh hướng hiện nay. Liên Hiệp Châu Âu, chẳng hạn, qui định là kể từ 1.7.1995, thời gian bảo vệ bản quyền là 70 năm sau khi tác giả qua đời.
* Tính chất: CƯ bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả.
* Những điều lệ giới hạn sự bảo hộ
Sự bảo hộ tuy nhiên không tuyệt đối. Để dung hoà quyền lợi của tác giả và nhu cầu chính đáng của người dùng, Công ước dự trù hai biệt lệ chính giới hạn sự bảo hộ :
- Một tác phẩm có thể được khai thác tự do (free use), không cần xin phép người giữ bản quyền và không phải phí tác quyền, để trích dẫn hay minh hoạ (nhưng phải ghi rõ tên tác giả, xuất xứ), sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy hoặc thông tin công chúng, miễn là một cách công minh chính trực (fair use) và theo một số điều kiện nhất định.
- Để tránh việc không cho phép sử dụng có thể cản trở sự phát triển của một công nghệ mới, cơ quan hữu trách có thể áp dụng biện pháp giấy phép phi tự nguyện (non-voluntary licence), qua đó một tác phẩm có thể được khai thác mà không cần đến sự ưng thuận của người giữ bản quyền, nhưng phải trả phí tác quyền. Điều lệ này nhằm bảo vệ sự phát triển lúc đó của các kỹ thuật ghi âm, phát thanh và truyền sóng, nhưng hiện nay được bàn cãi lại vì đã có những phương tiện hiện đại kết hợp việc bảo vệ tác quyền và nhu cầu phổ biến rộng rãi các tác phẩm.
theo Điều II và III của Phụ lục của Công ước, công dân các nước đang phát triển có thể được đương nhiên cấp giấy phép để dịch hoặc sao chép các tác phẩm được bảo hộ trong mục đích nghiên cứu, giáo dục. Theo thủ tục qui định, văn kiện ký Công ước của VN có kèm theo bản tuyên bố yêu cầu được áp dụng hai điều lệ này.
* Các quy định của CƯ Berne với các nước đang phát triển:
- theo Điều II và III của Phụ lục của Công ước, công dân các nước đang phát triển có thể được đương nhiên cấp giấy phép để dịch hoặc sao chép các tác phẩm được bảo hộ trong mục đích nghiên cứu, giáo dục. Theo thủ tục qui định, văn kiện ký Công ước của VN có kèm theo bản tuyên bố yêu cầu được áp dụng hai điều lệ này.
* Nội dung:
Công ước qui định hai loại quyền, quyền kinh tế và quyền tinh thần.
- Quyền kinh tế (quyền tài sản). Tác giả có toàn quyền cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng hay phổ biến tác phẩm của mình và giữ độc quyền cho mọi hình thức khai thác: dịch thuật, sao chép, trình diễn và truyền thông công cộng, phát sóng, cải biên, chuyển thể, phân phối, thuê mướn, và xuất khẩu sang nước khác. Tất cả những hoạt động ấy, nếu không được tác giả cho phép bằng văn kiện, đều vi phạm bản quyền. Ngoài ra tác giả cũng hưởng quyền lợi ích khi bán lại tác phẩm gốc đã chuyển nhượng.
- Quyền tinh thần (quyền nhân thân). Tác giả có quyền đứng tên tác phẩm của mình kể cả khi đã chuyển nhượng, và phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén, sửa đổi hay bất cứ hành vi nào có thể tổn hại đến danh dự hoặc uy tín của mình. Các quyền tinh thần vĩnh viễn thuộc về tác giả, dẫu là các quyền kinh tế đã được chuyển nhượng hay không.

2. Công ước Giơnevo: ko thi

3. Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa VN và Hoa Kỳ: Được bộ trưởng Bộ ngoại giao hai nước ký kết ngày 27/6/1997 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/12/1998. Hiệp định gồm 11 điều, quy định các vđề cơ bản: tác phẩm đc bảo hộ, phạm vi các quyền đc bảo hộ, đký TP, ngăn ngừa và xử lyys vi phạm quyền tác giả, sử dụng tác phẩm sau khi có hiệu lực…
* Mục đích:
- Thúc đẩy quá trình bính thường hóa quan hệ kinh tế, thương mại giữa VN và HK.
- Tăng cường mqh giao lưu và phát triển hợp tác văn hóa giữa các nước,
- Góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
- Đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong việc bảo hộ quyền tác giả trong nước và nước ngoài.
* Tác phẩm được bảo hộ:
- Tại Hoa Kỳ các tác phẩm sau được bảo hộ về quyền tác giả:
+ Tác phẩm là công dân VN hoặc người thường trú tại VN.
+ TP được công bố lần đầu tiên tại VN của người không phải là CDVN, hoặc người ko thường trú tại VN.
+ TP mà một CDVN hoặc người thường trú tại VN được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại HK.
+ Tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về một PN do một CDVN hoặc người thường trú tại VN kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của PN đó; Với đk quyền kinh tế nói trên phát sinh trong vóng một năm kể từ ngày công bố làn đầu tác phẩm đó tại một nước thành viên của một điều ước đa phương về quyền tác giả và tại thời điểm hiệp định có hiệu lực, VN là thành viên của ĐƯQT nói trên.
+ Tp của tác giả là công dân VN hoặc người thường trú tại VN và các tác phẩm công bố lần đầu ở VN trước khi hiệp định này có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại VN sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ.
- Tác phẩm sau được bảo hộ tại VN quyền tác giả:
+ Tác phẩm là công dân HK hoặc người thường trú tại HK.
+ TP được công bố lần đầu tiên tại HK của người không phải là CD của HK, hoặc người ko thường trú tại HK.
+ TP mà một CDHK hoặc người thường trú tại HK được hưởng những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại VN.
+ Hoặc Tác phẩm mà những quyền kinh tế thuộc về một PN do một CDHK hoặc người thường trú tại HK kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của PN đó; Với đk quyền kinh tế nói trên phát sinh trong vóng một năm kể từ ngày công bố làn đầu tác phẩm đó tại một nước thành viên của một điều ước đa phương về quyền tác giả tại thời điểm hiệp định có hiệu lực, HK là thành viên của ĐƯQT nói trên.
+ Tp của tác giả là công dân HK hoặc người thường trú tại HK và các tác phẩm công bố lần đầu ở HK trước khi hiệp định này có hiệu lực nhưng chưa thuộc về công cộng tại HK sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ.
+ Trường hợp thời hạn bảo hộ với các TP trên đây theo PLVM ngắn hơn thời hạn bảo hộ theo PLHK, TP không được bảo hộ tại VN nếu thời điểm hiệp định có hiệu lực, thời hạn theo PLVN đã kết thúc.
- Phạm vi các quyền được bảo hộ theo hiệp định:
+ Mỗi bên ký kết, phù hợp với luật và các thủ tục của mình, sẽ dành cho các tác phẩm của những tác giả, nhà sáng tạo và nghệ sĩ là công dân hoặc người thường trú của Bên ký kết kia và cho các tác phẩm công bố lần đầu tại lãnh thổ của Bên ký kết kia sự bảo hộ quyền tác giả không kém thuận lợi hơn sự bảo hộ mà Bên đó dành cho công dân nước mình. (nt đãi ngộ như CD).
+ Quyền tối thiểu: Các Bên ký kết phải đảm bảo rằng người được hưởng quyền tác giả đối với một tác phẩm sẽ có độc quyền cho phép hoặc cấm; Việc sao chép một tác phẩm, sáng tạo tác phẩm khác dựa trên tác phẩm đó và phân phối bản sao của các tác phẩm đó; Việc trình diễn, trình bày các tác phẩm trước công chúng.
+ Các Bên ký kết sẽ giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với các quyền quy định tại khoản 1 Điều này (quyền tối thiểu) trong phạm vi một số trường hợp đặc biệt mà những trường hợp đó không cản trở sự khai thác bình thường của tác phẩm và không ảnh hưởng bất hợp lý đến lợi ích chính đáng của người được hưởng quyền tác giả.
+ Tất cả các sản phẩm phỉ đc đ.ký tại cqnn có thẩm quyền của HK và cơ quan có thẩm quyền của VN theo quy định của PL hai nước.
+ Mọi cá nhân, PN có quyền hoặc lợi ích với các tác phẩm được bảo hộ theo hiệp định tại VN có quyền thực hiện các biện pháp được PLVN quy định để bảo vệ quyền, lợi ích của mình bị vi phạm tại VN
+ Mọi tổ chức, cá nhân có các quyền, lợi ích với các tác phẩm được bảo hộ theo hiệp định tại HK có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hiệp định, các quy định có liên quan của PLVN, PLHK và có quyền thực hiện các biện pháp được PLHK quy định để bảo vệ, quyền và lợi ích của mình khi bị vi phạm tại HK.
+ Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm tại HK được thực hiện theo hiệp định và PLHK; nếu ở VN thì là theo hiệp định và PLVN.

4. Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại:
VD: Pháp quy định, P sẽ ko bảo hộ các tác phẩm đã được xuất bản ở một nước, mà nước đó ko dành sự bảo hộ tương ứng đối với các tác phẩm của công dân P.
- Việc bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại được phân biệt thành:
+ Có đi có lại hình thức: các bên trao cho nhau sự bảo hộ với tác phẩm của công dân mỗi bên, nhưng thực tế các quyền lợi cụ thể, khối lượng bảo hộ quyền tác giả không trùng nhau.
+ Có đi có lại thực chất: các tác giả là công dân của các bên hữu quan phải được đối xử thực sự bình đẳng trong các quyền lợi cụ thể.
- Thực tế hiện nay thường AD nguyên tắc có đi, có lại hình thức.

5. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo quy định của luật SHTT 2005.
* Nguyên tắc bảo hộ:
Theo quy định tại điều 774 BLDS chia làm 2 trường hợp:
- TH1: trường hợp có ĐƯQT điều chỉnh (CƯ Berne, HĐ Trips, HĐ Việt Nam – Hòa Kỳ; HĐ giữa VN – Thụy Sĩ; HĐ khung VN – ASEAN thì chế độ bảo hộ được xác định theo ĐƯQT và PL VN.
- TH2: Ko có ĐƯQT thì quyền tác giả của người nc ngoài, PN nước ngoài sẽ đc bảo hộ tại VN nếu họ có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại VN và lần đầu tiên sáng tạo ở VN.
* Các quy định cụ thể:
- Theo PLVN, tác giả là công dân VN có tác phẩm, công trình chưa công bố ở trong nước mà đc sử dụng lần đầu tiên dưới bất kỳ hình thức nào ở nước ngoài cũng sẽ được hưởng quyền tác giả ở nước sử dụng tác phẩm đó.
- Việt công bố tác phẩm của CDVN ở nước ngoài phải đc cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền cho phép và phải tuân theo các quy định của PLVN.
- Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại VN hoặc đc sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại VN đều được Nhà nước CHXHCNVN bảo hộ quyền tác giả ( trừ t/h tác phảm ko đc nhà nước bảo hộ).
- Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nc ngoài đc bảo hộ quyền tác giả theo quy định của PLVN có các quyền tác giả được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
- Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:
+ Quyền nhân thân bao gồm các quyền:
 Đặt tên cho tác phẩm.
 Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; đc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đc công bố, sử dụng.
 Công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm.
 B.vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, ko cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Quyền tài sản:
 Làm tác phẩm phái sinh.
 Biểu diễn tác phẩm dưới công chúng.
 Sao chép tác phẩm.
 Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
 Tuyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyền, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
 Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
- Như vậy, tác giả nước ngoài sẽ được hưởng những quyền tài sản và quyền nhân thân trg lĩnh vực quyền tác giả như tác giả là công dân VN.

Về Đầu Trang Go down
 
ngan tu phap chua cac em
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» nhan dinh luat ngan hang
» nhan dinh dung sai co dap an luat ngan hang
» lai la tu phap
» trac nghiem mon luat ngan hang
» Tư phấp bất diệt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luật 2008 Bạc Liêu :: Các môn chuyên ngành-
Chuyển đến