Luật 2008 Bạc Liêu

diễn đàn lớp luật 2008
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đề tài: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 64
Join date : 13/02/2012

Đề tài: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề tài: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng    Đề tài: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng  I_icon_minitimeThu Mar 15, 2012 8:53 pm

Đề tài: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 3
1.1. Khát quát chung về các tội phạm xâm phạm tính mạng của con người trong Luật Hình sự Việt Nam 3
1.1.1. Khái niệm về tội phạm và các tội phạm xâm phạm đến tính mạng của con người
1.1.1.1. Khái niệm về tội phạm 3
1.1.1.2. Khái niệm về các tội phạm xâm phạm đến tính mạng của con người 3
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý 3
1.1.2.1. Mặt khách thể của tội phạm 3
1.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm 4
1.1.2.3. Mặt chủ thể của tội phạm 4
1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm 4
1.1.3. Hình phạt đối với các tội phạm xâm phạm đến tính mạng của con người 4
1.2. Khái quát chung về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 4
1.2.1. Lý luận chung về phòng vệ chính đáng 4
1.2.1.1. Khái niệm về phòng vệ chính đáng 4
1.2.1.2. Các điều kiện về phòng vệ chính đáng 5
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 5
1.2.2.1. Khái niệm về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 5
1.2.2.2. Đặc điểm của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 5
1.2.2.3. Bản chất của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 6
CHƯƠNG 2 7
NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 7
2.1. Cấu thành tội phạm và dấu hiệu pháp lý 7
2.1.1. Cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 7
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 7
2.1.2.1. Mặt khách thể của tội phạm 7
2.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm 7
2.1.2.3. Mặt chủ thể của tội phạm 8
2.1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm 8
2.2. Các trường hợp phạm tội cụ thể 8
2.2.1. Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ Luật hình sự) 8
2.3. Phân biệt tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với một số tội khác trong Luật Hình sự Việt Nam 9
2.3.1. Sự khác biệt giữa tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Luật hình sự Việt Nam) với trường hợp phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 Bộ Luật hình sự Việt Nam) 9
2.3.2. Sự khác biệt giữa tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Luật hình sự Việt Nam) với trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 Bộ Luật hình sự Việt Nam) 10
CHƯƠNG 3 11
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 11
3.1. Tình hình về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trên cả nước hiện nay 11
3.2. Những bất cập và các giải pháp phòng chống tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 11
3.2.1. Những bất cập 11
3.2.1.1. Trong việc định tội danh
3.2.1.2. Trong công tác vận động, tuyên truyền pháp luật chưa có hiệu quả 11
3.2.2. Một số đề xuất giải pháp phòng chống tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 12
3.2.2.1. Trong việc định tội danh 12
3.2.2.2. Thông qua công tác vận động, tuyên truyền pháp luật 12
KẾT LUẬN 13


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

































TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002;
2. Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999, NXb chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2007;
3. Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009;
4. TS. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), năm 2008;
5. Đinh văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh;
6. Uông Chu Lưu, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2008.

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói rằng trong những năm gần đây tình trạng giết người nói chung, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng, đang là vấn đề đáng quan tâm, có những vụ án xảy ra chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, những tranh chấp không đáng kể, sự hiểu lầm. Mà những hậu quả của nó để lại lai vô cùng nặng nề không chỉ cho gia đình nạn nhân, gia đình hung thủ mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Trước tình hình diễn biến tội phạm phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng là một vấn đề cần thiết nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng nói riêng. Từ đó mới có thể đảm bảo trật tự xã hội, giữ vững chế độ chính trị cũng như bảo vệ tính mạng con người một cách tốt nhất.
Trong cuộc sống và hoạt động của con người thì tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đồng thời nó có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Do đó, đối với các hành vi xâm phạm đến tính mạng con người cần phải được xử lý nghiêm minh vì hành vi này đã cướp đi mạng sống của người khác đó là quyền thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Điều 71 Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự…”
Với mục đích đi sâu tìm hiểu vấn đề về: tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nên người viết đã chọn đề tài này.
Bố cực niên luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Nội dung pháp lý về quy định của luật hình sự Việt Nam về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
Chương 3: Nội dung pháp lý về quy định của luật hình sự Việt Nam về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này người viết chỉ tập trung nghiên cứu về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tìm ra những nguyên nhân, những bất cập. Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp phòng ngừa tội phạm có hiệu quả hơn.
Trong qua trình làm đề tài người viết đã cố gắng nhiều, cùng với sự nhiệt tình chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, song với trình độ hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong có thể nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía Thầy để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM:
1.1.1. Khái niệm về tội phạm và các tội phạm xâm phạm đến tính mạng của con người:
1.1.1.1. Khái niệm về tội phạm:
Tại khoản 1, Điều 8 Bộ Luật Hình sự Việt Nam có quy định:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”
1.1.1.2. Khái niệm về các tội phạm xâm phạm đến tính mạng của con người:
Điều 71, Hiến pháp năm 1992 có quy định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự. nhân phẩm.
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”
Mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau. Nếu một người nào đó thông qua hành vi của mình hoặc bất cứ tác động đến người khác mà làm gây ra tổn thương hoặc tổn hại cho người đó thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra đối với người đó.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý:
1.1.2.1. Mặt khách thể của tội phạm:
Đối tượng của nhóm tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đó là những người đang sống, đang tồn tại độc lập trong xã hội với tư cách là một con người một thực thể của tự nhiên và xã hội.
1.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của các tội phạm tính mạng tuy khác nhau ở hình thức thể hiện cụ thể, nhưng có cùng tính chất là đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đó như tội đe dọa giết người.
1.1.2.3. Mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm tính mạng là chủ thể thường. Những người có năng lực trách nhiệm hình sự đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội phạm này. Trong các tội xâm phạm tính mạng có hai tội đòi hỏi chủ thể ngoài những dấu hiệu của chủ thể thường phải có thêm những đặc điểm của chủ thể khác (chủ thể đặc biệt). Như: người đang thi hành công vụ (tội giết người trong khi thi hành công vụ-Điều 97 Bộ luật Hình sự Việt Nam), người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân (tội bức tử-Điều 100 Bộ luật Hình sự Việt Nam).
1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý.
Động cơ phạm tội chỉ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, dấu hiệu động cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc đinh tội, đó là động cơ phòng vệ chính đáng hoặc vì lý do công vụ. Đối với các tội còn lại động cơ không là dấu hiệu bắt buộc.
1.1.3. Hình phạt đối với các tội phạm xâm phạm đến tính mạng của con người:
Hình phạt chính được quy định cho các tội xâm phạm đến tính mạng có nhiều mức độ khác nhau. Hình phạt thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là tử hình, tội giết người (Điều 93 Bộ luật Hình sự Việt Nam). Hình phạt bổ sung như là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 Bộ luật hình sự Việt Nam), tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99 Bộ luật Hình sự Việt Nam), tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật Hình sự Việt Nam). Riêng tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự Việt Nam) có thêm hình phạt bổ sung là hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG:
1.2.1. Lý luận chung về phòng vệ chính đáng:
1.2.1.1. Khái niệm về phòng vệ chính đáng:
Tại Khoản 1,Điều 15 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009, có quy định như sau:
“ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”
1.2.1.2. Các điều kiện về phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng được xây dựng nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống những hành vi xâm hại các quan hệ xã hội, ngăn chặn hoặc hạn chế những thiệt hại do sự xâm hại đó đe dọa gây ra.
Luật hình sự Việt Nam cũng đã khẳng định: Hành động phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm vì nó phù hợp với lợi ích của xã hội, hỗ trợ Nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội, chống lại những hành vi xâm phạm hại các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Phòng vệ chính đáng là quyền của mỗi công dân nhưng không phải là môt nghĩa vụ pháp lý, mỗi người có thể không sử dụng đến quyền này vì những lý do khác nhau.Tuy nhiên phòng vệ chính đáng không có nghĩa là tự ý xử lý, vì quyền xử lý các hành vi trái pháp luật thuộc về Nhà nước. Do vậy phòng vệ chính đáng cũng có giới hạn của nó.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
1.2.2.1. Khái niệm về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Tại Khoản 2, Điều 15 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định:
“ Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”
Do vậy, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật.
1.2.2.2. Đặc điểm của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi nguy hiểm vì người phạm tội đã tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tuy hành vi của nạn nhân là nguy hiểm cho xã hội nhưng mức độ không cao vì động cơ phạm tội của họ là nhằm chống trả lại sự xâm hại, gây hại cho mình. Lúc đó tâm lý chung của người phòng vệ là lo sợ,không có điều kiện khách quan, chủ quan bình tĩnh để sáng suốt lựa chọn phương pháp thích hợp, phương tiện chống trả, bị hạn chế bởi việc đánh giá tính chất, mức độ của hành vi tấn công, đặc biệt là trong những trường hợp bất ngờ bị gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
1.2.2.3. Bản chất của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Bản chất của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là người có hành vi ngăn chặn hành vi sai trái vi phạm của nạn nhân, bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị tấn công, lại trở thành người phạm tội. Do sự bất hợp pháp trong hành vi của chủ thể đã vượt ra khỏi phạm vi phòng vệ chính đáng. Nhưng sự vượt quá này một phần cũng do hoàn cảnh chi phối, là cơ sở cho việc quy định mức hình phạt cao nhất cho tội giết người vượt quá phòng vệ chính đáng chỉ là năm năm.

CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

2.1. CẤU THÀNH TỘI PHẠM VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ:
2.1.1. Cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Cấu thành tội phạm là những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau, nhưng đều được rút ra từ bốn yếu tố cấu thành chung mà bất kỳ tội phạm nào khi có đủ bốn yếu tố mới cấu thành tội phạm, đó là:
- Khách thể của tội phạm;
- Khách quan của tội phạm;
- Chủ thể của tội phạm;
- Chủ quan của tội phạm.
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
2.1.2.1. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm này đã xâm phạm đến tính mạng của con người.
2.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm:
Căn cứ Điều 15 Bộ luật Hình sự có quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản sau:
Hành vi đó phải là hành vi trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm đáng kể. Nạn nhân phải là người có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác.
Nếu như hành vi không có mức độ nguy hiểm cao, có tính nhỏ nhặt , không để lại hậu quả lớn thì không coi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Và hành vi xâm phạm của nạn nhân phải đang diễn ra về mặt thời gian đã bắt đầu hoạch chưa kết thúc hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc.
Ví dụ trường hợp: Nguyễn Văn An thấy Phạm Văn Hưng đi chơi với người yêu của mình nên đã nói với Hưng : “tao sẽ giết mày!”. Thấy vậy Hưng đã rút dao trong người đâm chết anh An. Trường hợp này hành vi xâm phạm chưa bắt đầu.
Nếu người phạm tội gây thiệt hại cho người thứ ba thì không thuộc trường hợp giết người do vượt quá giời hạn phòng vệ chính đáng, khi đó tùy thuộc vào mức độ phạm tội mà kết tội người phạm tội về tội giết người hay cố ý gây thương tích.
Trường hợp ví dụ ở trên thì Hưng không phải giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, khi hành vi xâm phạm đến Hưng anh An vẫn chưa thực hiện, chỉ là lời nói. Nên không thuộc vào trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
2.1.2.3. Mặt chủ thể của tội phạm:
Tại Điều 12, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đôit bổ sung năm 2009 có quy định :
“Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người nào từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.”
2.1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp mà chủ yếu là lỗi cố ý gián tiếp.
Mục đích, động cơ phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.
2.2. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THẾ:
2.2.1. Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ Luật hình sự):
Khoản 1, Điều 96 Bộ luật hình sự 1999: “ Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Khung hình phạt từ cải tao không giam giữ hai năm đến phạt tù từ ba tháng đến hai năm là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nếu giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mà cón gây thương tật trên 31% trở lên cũng do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội “cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” khoản 1, Điều 106 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nếu gây thương tích cho nhiều người thì áp dụng khoản 2, Điều 106 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Khoản 2, Điều 96 Bộ luật hình sự 1999: “Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.”
Nếu giết nhiều người chết , từ hai người trở lên do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà chỉ có một người chết do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì áp dụng khoản 1, Điều 96. Còn những người khác tùy vào từng hành vi phạm tội mà có thể truy cứu thêm tội “giết người” Điều 93 Bộ luật hình sự, tội “làm chết người khi thi hành công vụ Điều 97 Bộ luật hình sự…
Nếu giết nhiều người chết, chỉ có một người bị giết do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, còn những người khác là do phòng vệ chính đáng thì áp dụng khoản 2, điều này.
2.3. PHÂN BIỆT TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VỚI MỘT SỐ TỘI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM:
Trong quá trình truy tố, xét xử hiện nay vẫn còn những trường hợp không phân biệt được sự khác nhau giữa tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và một số tội khác dẫn đến trường hợp không đúng tội. Để phân biệt giữa tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với một số tội khác như: “tội làm chết người trong khi thi hành công vụ”, “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Nhận thấy việc phân biệt giữa chúng có ý nghĩa thiết thực, trong việc định tội và nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, nên trong đề tài này người viết chỉ phân biệt giữa “tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” với “tội làm chết người trong khi thi hành công vụ”, “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”.
2.3.1. Sự khác biệt giữa tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Luật hình sự Việt Nam) với trường hợp phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 Bộ Luật hình sự Việt Nam):
Theo Điều 15 Bộ luật hình sự về phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì tội làm chết người trong khi thi hành công vụ chỉ là một dạng tội giết người do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng, vì người phạm tội trong khi thi hành công vụ cũng do bảo vệ của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại đến tính mạng của người có hành vi xâm phạm.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội làm chết người trong khi thi hành công vụ có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất: Người phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, người phạm tội đang thi hành công vụ, còn người phạm tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng thì người phạm tội có thể không đang thi hành công vụ.
Thứ hai: Người phạm tội trong khi thi hành công vụ, nạn nhân có thể đang có hành vi trái pháp luật hoặc không có hành vi trái pháp luật, còn người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nạn nhân bắt buộc phải đang có hành vi trái pháp luật.
2.3.2. Sự khác biệt giữa tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Luật hình sự Việt Nam) với trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 Bộ Luật hình sự Việt Nam):
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất: Về mặt khách thể của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tính mạng con người. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể là tính mạng, sức khỏe của người khác. Hậu quả của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là chết người, còn hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gây thương tích trên 31% trở lên hoặc chết người.
Thứ hai: Về mặt chủ quan của người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là cố ý tước đi sinh mạng của nạn nhân. Còn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác từ 31% tỉ lệ thương tật trở lên, nếu người bị hại chết thì nguyên nhân cái chết phải là do bị thương dẫn đến chết chứ không phải vì nguyên nhân khác.

CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

3.1. TÌNH HÌNH VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRÊN CẢ NƯỚC HIỆN NAY:
Từ khi đổi mới đến nay, với những cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị-xã hội cơ bản được ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế, về thực trạng tội giết người nói chung và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng chẳng những không giảm sút mà còn có nguy cơ tăng cao.
Do đó, cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, thù hận rồi gây ra thương tích, giết người để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân lẫn người phạm tội.
3.2. NHỮNG BẤT CẬP VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG:
3.2.1. Những bất cập:
3.2.1.1. Trong việc định tội danh:
Trong thực tiễn xét xử một số tội phạm có dấu hiệu pháp lý đặc trưng gần giống nhau nhưng lại không có văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc nhận thức và vận dụng vào những án cụ thể còn có những ý kiến khác nhau.
Khi xét xử những vụ giết người mà nạn nhân là người có lỗi và có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội còn có tình trạng bất đồng quan điểm. Có quan điểm định tội giết người, có quan điểm lại định tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
3.2.1.2. Trong công tác vận động, tuyên truyền pháp luật chưa có hiệu quả:
Quần chúng nhân dân luôn là lực lượng chính và có vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động của xã hội. Quần chúng nhân dân còn là lực lượng đông đảo và tích cực trong xã hội. Để cho người dân nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác phòng chống tội phạm là điều không dễ dàng. Bên cạnh việc nâng cao ý thức cũng như trình độ pháp luật cho mỗi người dân là công việc hết sức cần thiết nhưng lại là vấn đề khó khăn.
3.2.2. Một số đề xuất giải pháp phòng chống tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
3.2.2.1. Trong việc định tội danh:
Đối với những vụ giết người mà nạn nhân là người có lỗi và có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội thì người viết đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể.
Ví dụ: Trong trường hợp nạn nhân bị giết khi đang thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm lợi ích Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác, người phạm tội vì muốn bảo vệ những lợi ích nói trên nên đã giết nạn nhận rõ ràng vượt quá mức cần thiết thì định tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Hành vi trái pháp luật chỉ bị coi là nghiêm trọng khi đã thõa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm.
3.2.2.2. Thông qua công tác vận động, tuyên truyền pháp luật:
Công tác tuyên truyền có thể thông qua báo, đài… Vận động, tuyên truyền tư tưởng, đạo đức cho người dân, đề cao tính mạng con người, giúp cho người dân thấy được nhiệm vụ và ý thức trong việc tôn trọng cũng như bảo vệ tính mạng của người khác. Vì hầu hết bất nguồn từ sự thiếu hiểu biết, do bản thân chưa có cách xử sự đúng, do không được tiếp cận, tìm hiểu về pháp luật, nên đã để lại những hậu quả và hệ lụy của nó. Nên từ đó, là nguyên nhân dẫn đến các tội giết người nói chung và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng.
Ngoài ra, cần thường xuyên cử cán bộ tư pháp gặp gỡ, giúp đỡ, giải thích cho mọi người hiểu thế nào là phòng vệ một cách chính đáng và giới hạn cho phép phòng vệ chính đáng.
Thông qua công tác vận động, tuyên truyền pháp luật đến với mọi người là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết hiện nay. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm, nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó, đảm bảo được tính an toàn đối với mọi người dân cũng như đưa xã hội ta ngày càng phát triển.


KẾT LUẬN
I. MỞ BÀI:
Pháp luật chính là công cụ, phương tiện mà Nhà nước quản lý xã hội và duy trì chế độ chính trị. Một xã hội có ổn định, đất nước có phát triển thì xã hội đó cần có một hệ thống pháp luật vững chắc, rõ ràng. Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, luật hình sự là một trong những nghành luật quan trọng góp phần trong công tác xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
II. THÂN BÀI:
Như chúng ta có thể thấy, những quy định trong phần tội phạm của luật hình sự Việt Nam có giá trị to lớn đối với nhu cầu xã hội hiện nay là hết sức cần thiết. Những quy định về tội giết người nói chung và tội giết người do vượt giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng với những dấu hiệu pháp lý, sự xem xét ta thấy rằng đây là loại tội phạm có tính chất nguy hiểm, phức tạp đối với con người và xã hội.
Tội phạm ngày nay ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính đa dạng và bản chất phức tạp của tội phạm, là một vấn đề đáng báo động, đáng lo ngại cho xã hội. Do đó, việc phòng chống tội phạm, áp dụng đúng pháp luật, đúng người, đúng tội là vấn đề đáng chú trọng và cần quan tâm.
III. KẾT LUẬN:
Nhìn chung Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành phần nào đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Do đó, để áp dụng pháp luật được chính xác, hạn chế sự gia tăng tội phạm thì cần phải có những văn bản hướng dẫn chi tiết để phân biệt giữa các tội có dấu hiệu, pháp lý đặc trưng gần giống nhau, nhằm tránh nhầm lẫn trong quá trịnh định tội.
Ngoài ra, cần phải nâng cao trình độ pháp luật của mọi người. Vận động tuyên truyền phổ biến pháp luật. Từ đó, hạn chế được phần nào sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật, nhằm giảm bớt được sự gia tăng tội phạm.
Về Đầu Trang Go down
https://luat2008baclieu.forumvi.com
 
Đề tài: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hành chính đô thị
»  Đề tài: Vai trò của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay
» Điểm Luật tố tụng hành chính
» Đề tài: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND các cấp
» Các phương pháp quản lý hành chính-lý luận và thực tiễn.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luật 2008 Bạc Liêu :: Tài liệu làm luận văn-
Chuyển đến