Luật 2008 Bạc Liêu

diễn đàn lớp luật 2008
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đề tài: Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 64
Join date : 13/02/2012

Đề tài: Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước  Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề tài: Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước    Đề tài: Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước  I_icon_minitimeThu Mar 15, 2012 9:00 pm

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2
1.1.Khái niệm về Ngân sách nhà nước 2
1.1.1.Khái niệm về thu Ngân sách nhà nước 3
1.1.2.Đặc điểm về thu Ngân sách nhà nước 3
1.2.Các nguyên tắc và điều kiện về thu Ngân sách nhà nước 3
CHƯƠNG 2: 6
NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6
2.1.Quy định pháp lý về các đề mục thu Ngân sách nhà nước 6
2.1.1.Các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí 6
2.1.2.Các khoản thu ngoài thuế, phí và lệ phí 7
2.2.Quy định pháp lý về thẩm quyền của chủ thể thực hiện hoạt động thu Ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương 8
2.2.1.Các cơ quan có thẩm quyền đối với thu Ngân sách nhà nước ở Trung ương 8
2.2.2.Các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động thu Ngân sách nhà nước ở địa phương 9
2.3. Quy định pháp lý về thẩm quyền của chủ thể thực hiện quy định về phí và lệ phí 9
2.3.1. Phân cấp thẩm quyền quy định về phí : 9
2.3.2. Phân cấp thẩm quyền quy định về lệ phí: 10
CHƯƠNG 3 11
NHẬN XÉT VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN NHẰM KHÁC PHỤC NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 11
3.1. Nhận xét việc thực hiện hiện quy định của pháp luật về thu Ngân sách nhà nước 11
3.2. Một số định hướng hoàn thiện nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong hoạt động thu Ngân sách nhà nước 12
3.2.1. Đối với vấn đề nguồn nhân lực 12
3.2.2. Đối với vấn đề trong lĩnh vực thu Ngân sách nhà nước 12
3.2.3. Đối với vấn đề về nguyên tắc và điều kiện thu Ngân sách nhà nước 13
3.2.4. Đối với vấn đề đảm bảo các đề mục thu Ngân sách nhà nước 13
KẾT LUẬN 14


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



































TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp năm 1992;
2. Luật Ngân sách nhà nước năm 1996;
3. Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
4. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
5. Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về Phí và Lệ phí;
6. Nghị định 24/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 03 năm 2006 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí;
7. Thông tư số 59/TT-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Ngân sách nhà nước;
8. Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về Phí và Lệ phí;
9. Thông tư 45/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25 tháng 5 năm 2006 sửa đổi bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về Phí và Lệ phí;
10. Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, Trường Đại học Cần Thơ năm 2007.


LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, sự ra đời và tồn tại của nhà nước và sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất được Nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nên kinh tế, cũng như điều tiết thu nhập nhằm bảo đảm công bằng xã hội. Những việc đó được thực hiện thông qua thu, chi Ngân sách nhà nước. Thu để định hướng đầu tư, phát triển nền kinh tế, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Chi để nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên trong điều kiện Ngân sách còn eo hẹp, thì việc thu, chi ngân sách thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm, tránh được tình trạng thất thoát, thâm hụt ngân sách luôn là bài toán khó đặt ra cho nhà nước ta. Thật vậy, một đất nước có giàu mạnh, đời sống nhân dân có được ổn định thì thu Ngân sách nhà nước chính là điều kiện, tiền đề của Ngân sách nhà nước. Thu Ngân sách nhà nước mở đầu cho tất cả các quá trình của Ngân sách nhà nước, nếu không có một hệ thống thu Ngân sách nhà nước vững chắc thì khi đó Ngân sách sẽ không vững chắc. Và khi đó Ngân sách nhà nước không đảm bảo được những nhiệm vụ chi cụ thể.
Đời sống kinh tế xã hội được ổn định thì yêu cầu trọng tâm và cấp bách là nhiệm vụ hoàn thiện được việc thu Ngân sách nhà nước. Với mục đích đi sâu tìm hiểu vấn đề về thu Ngân sách nhà nước, nên em đã chọn đề tài Pháp luật về thu Ngân sách nhà nước.
Bố cục niên luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về Ngân sách nhà nước
Chương 2: Nội dung pháp lý của thu Ngân sách nhà nước
Chương 3: Nhận xét việc thực hiện quy định của pháp luật về thu Ngân sách nhà nước và một số định hướng hoàn thiện nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong hoạt động thu Ngân sách nhà nước
Đây là một đề tài khó và tổng quát. Trong qua trình làm đề tài em đã cố gắng nhiều, cùng với sự nhiệt tình chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, song với trình độ hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong có thể nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía Cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC

1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
Luật Ngân sách nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Và hai nội dung cơ bản của Ngân sách nhà nước là thu Ngân sách nhà nước, chi Ngân Sách nhà nước.
Trong đó, thu Ngân sách nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước, phán ánh quan hệ phân phối của cải xã hội được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Để tìm hiểu rõ hơn về thu Ngân sách nhà nước cũng như các vấn đề liên quan đến thu Ngân sách Nhà nước ta tìm hiểu sang phần khái niệm, đặc điểm về thu Ngân sách nhà nước. Trong phần này người viết chủ yếu muốn tìm hiểu rõ về vấn đề thu Ngân sách nhà nước nên chỉ tập trung về phần thu Ngân sách nhà nước.
1.1.1. Khái niệm về thu Ngân sách nhà nước:
Thu Ngân sách nhà nước là một bộ phận của nguồn tài chính quốc gia, là vấn đề tiên quyết đối với sự phát triển phồn thịnh hay sự yếu kém của quốc gia. Thu Ngân sách nhà nước biểu hiện quá trình tập trung của cải xã hội dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập nên các quỹ tài chính của Nhà nước.
Thu Ngân sách nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước.
Dưới gốc độ pháp lý thu Ngân sách nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Ngoài ra, thu Ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
Cần lưu ý là không tính vào thu Ngân sách nhà nước các khoản mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật Ngân Sách nhà Nước (Nghị định60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ tài chính) chỉ tính vào thu Ngân sách nhà nước các khoản viện trợ không hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu Ngân sách nhà nước.
Thu Ngân sách nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước, nhằn giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm về Thu Ngân sách Nhà nước:
Thu Ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau:
- Thu Ngân sách nhà nước gắn liền với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
- Các khoản thu ngân sách nhà nước bắt nguồn và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các quá trình kinh tế.
a) Thu Ngân sách Nhà nước gắn liền với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước:
Thu Ngân sách nhà nước là vấn đề quan trọng của quốc gia mà không một tổ chức nào có thể đảm bảo thực hiện được chức năng đó. Vì vậy chỉ có nhà nước mới có đầy đủ khả năng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ trên. Thông qua các cơ quan của nhà nước có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trên. Cùng với quyền hạn của từng cấp Bộ, Nghành sẽ giúp cho nhà nước hoàn thành tốt được nhiệm vụ trên một cách hiệu quả nhất.
Mặt khác vần đề Ngân sách nhà nước là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, chính vì thế mà nhà nước mới có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ này.
b) Các khoản thu ngân sách nhà nước bắt nguồn và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các quá trình kinh tế:
Tùy thuộc vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nguồn thu thực tế của người dân mà nhà nước sẽ có những cơ chế, cách thu từng đối tượng, từng nghành lĩnh vực cụ thể, khi nền kinh tế đất nước phát triển, hoạt động thu Ngân sách nhà nước sẽ được điều chỉnh tăng cao lên phù hợp với nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Qua đó tạo điều kiện cho việc chi Ngân sách nhà nước ngày càng đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của đất nước.
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
Nhằm đảm bảo hoạt động thu Ngân sách đạt được mục tiêu tập trung vốn hình thành nên Ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó Nhà nước đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước, thu Ngân sách nhà nước căn cứ vào những nguyên tắc luật định cụ thể là:
- Nguyên tắc cân bằng thu chi
- Nguyên tắc thu theo kế hoạch và thu đúng mục đích
- Nguyên tắc tăng cường thu và tiết kiệm chi
a) Nguyên tắc cân bằng thu chi:
Tại Điều 8, Luật Ngân sách nhà nước có quy định:
“1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.
2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
3. Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.”
Vì vậy, trong quản lý Ngân sách nhà nước, cân bằng giữa thu và chi đòi hỏi việc xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu Ngân sách nhà nước phải phù hợp với khả năng thu Ngân sách nhà nước. Việc chi Ngân sách nhà nước phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và có tích lũy của thu Ngân sách nhà nước.
b) Thu theo kế hoạc và thu đúng mục đích:
Hoạt động thu Ngân sách nhà nước phải dựa trên cơ sở kế hoạch. Giữa hoạt động thu Ngân sách nhà nước và những kế hoạch đã được các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thông qua trong dự toán Ngân sách nhà nước đã quyết định trước đó, tạo ra khó khăn cho hoạt động thu Ngân sách nhà nước và hạn chế hiệu quả của công tác thu Ngân sách trong thực tế. Để đảm bảo giữa hai hoạt động này chúng ta phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã hoạch định trong dự toán.
Do đó, nguyên tắc này đòi hỏi các khoản thu Ngân sách nhà nước thực hiện với điều kiện khoản thu đó đã được ghi trong dự toán Ngân sách được duyệt, trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.
c) Nguyên tắc tăng cường thu và tiết kiệm chi:
Do điều kiện nền kinh tế của nước ta nên nguồn thu Ngân sách còn hạn hẹp, nhu cầu chi tiêu lại rất lớn.
Chỉ có thể thực hiện hết sức tiết kiệm chi thì mới có thể đủ được nguồn tài chính để trang trải được các yêu cầu cần thiết cấp bách.
Do đó trong quá trình hoạch định chính sách, các thông tin để xây dựng kế hoạch Ngân sách không đủ mức chính xác cần thiết, nên mặc dù trong dự toán Ngân sách hàng năm Nhà nước luôn bố trí khoản dự phòng 25% tổng số chi Ngân sách Nhà nước, nhưng số dự phòng trên cũng không đảm bảo cho qua trình điều hành Ngân sách nhà nước. Vì vậy, tiết kiệm chi và tăng cường thu là một trong 3 nguyên tắc cần phải thực hiện triệt quán khi thực hiện thu Ngân sách Nhà nước.


CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.1. QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ CÁC ĐỀ MỤC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
2.1.1. Các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí:
a) Các khoản thu về thuế:
Thuế là nguồn thu quan trọng nhất đối với ngân sách nhà nước của một quốc gia. Vì nguồn thu từ thuế chiếm 90% tổng vốn ngân sách nhà nước. Nguồn thu từ thuế phản ánh được tình hình phát triển kinh tế của quốc gia và thu nhập của người dân. Thông thường các quốc gia đặt ra chỉ tiêu thu thuế bằng tổng thu nhập quốc dân.
Hệ thống pháp luật thuế của Nhà nước ta hiện nay bao gồm các loại thuế chủ yếu sau:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thu đặc biệt
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế nhà đất
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Thuế còn là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các cá nhân và pháp nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nước.
Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Do đó, tại thời điểm nộp thuế, người nộp thuế không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào mà xem như đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước. Tuy nhiên, người nộp thuế có thể được hưởng các lợi vật chất do nhà nước sử dụng các khoản chi Ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội. Nhưng cần thấy rằng hưởng thụ của người nộp thuế không phát sinh từ quan hệ thu nộp thuế và với tư cách người nộp thuế.
Như vậy, thuế mang tính cưỡng chế và được thiết lập theo nguyên tắc luật định. Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nước đã ban hành các loại thuế để tạo lập nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, các khoản thu này được bố trí sử dụng theo dự toán Ngân sách nhà nước đã được phê duyệt cho tiêu dùng công cộng và đầu tư phát triển nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.
b) Các khoản thu từ phí, lệ phí:
Lệ phí và phí: là các khoản thu tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn thu Ngân sách nhà nước nhưng có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Lệ phí: là khoản thu gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý của nhà nước cho các cá nhân và tổ chức nhằm phục vụ cho công việc quản lý hành chính theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là khoản tiền đó không phải là giá của dịch vụ mà là khoản thu phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà nước.
Phí: là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuần túy theo quy định của pháp luật, là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó. Dịch vụ công cộng thuần túy là những dịch vụ mà nhà nước có thể lượng hóa được mức độ sử dụng của từng cá nhân tổ chức, vì vậy nhà nước có thể thu lại một phần hoặc toàn bộ chi phí đã bỏ ra để cung cấp dịch vụ cho các đối tượng này thông qua chế độ thu phí.
2.1.2. Các khoản thu ngoài thuế, phí và lệ phí
Ngoài các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí thì nguồn Ngân sách nhà nước còn được bổ sung thêm các khoản thu ngoài thuế, phí và lệ phí nhằm góp phần làm cho quỹ Ngân sách Nhà nước thêm dồi dào tạo điều kiện góp phần đảm bảo nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước khả quan hơn và đảm bảo trong quá trình phát triển của đất nước. Những khoản thu này có thể phát sinh từ hoạt động bán, cho thuê tài sản Nhà nước; từ hoạt động viện trợ; hoạt động vay…
- Thu Ngân sách từ các khoản vay trong nước và vay nước ngoài:
Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái. Công trái, trái phiếu là chứng chỉ nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế-xã hội và ngân hàng. Ở việt Nam Chính phủ thường ủy nhiệm cho Kho Bạc nhà nước phát hành trái phiếu chính phủ dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình.
Vay nợ nước ngoài là các khoản vay do Chính phủ vay và cam kết thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài hoặc các khoản vay do Chính phủ ủy quyền cho các doanh nghiệp vay được Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh. Toàn bộ vốn vay nước ngoài của chính phủ đều phải được cân đối và ghi vào ngân sách.
- Thu Ngân sách Nhà nước từ các hoạt động viện trợ bao gồm các khoản thu sau: viện trợ nhân dân; viện trợ không hoàn lại của các quốc gia và các tổ chức quốc tế; quà tặng theo quy định phải ghi bổ sung vốn.
- Thu Ngân sách từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước:
Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ THỂ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG:
2.2.1.Các cơ quan có thẩm quyền đối với thu Ngân sách Nhà nước ở Trung ương:
a) Cơ quan có thẩm quyền chung:
Khoản 2, Điều 15 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 có quy định:
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội:
“2. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo cân đối nguồn thu Ngân sách Nhà nước.”
Quốc hội sẽ quyết định dự toán thu Ngân sách Nhà nước trong năm thông qua kế hoạch lập dự toán Ngân sách Nhà nước để xác định: “Tổng số thu Ngân sách Nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại.” (Khoản 3, Điều 15, Luật Ngân sách Nhà nước).
Uỷ ban thường vụ Quốc hội: Khoản 3, Điều 16, Luật Ngân sách Nhà nước 2002 quy định như sau:
“3. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương.”
b) Cơ quan có thẩm quyền riêng:
Chính phủ: căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội về dự toán Ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương quyết định trách nhiệm cụ thể cho cơ quan trực thuộc của mình.
Phần III, mục 4 thông tư 59/2003/TT-BTC, ngày 23 tháng 6 năm 2003 có quy định :
“ Tổng cục thuế xem xét dự toán thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ do cơ quan trực thuộc lập, tổng hợp dự toán thu ngân sách nhà nước và cơ sở tính toán từng nguồn thu cho các doanh nghiệp trong cả nước báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 năm trước.”
“ Tổng cục Hải quan các tỉnh lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và các khoản thu được phân công quản lý báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 năm trước.”
Các cơ quan nhà nước ở trung ương tổ chức lập dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi quản lý gởi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư để giúp cho các cơ quan như Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan… đối với việc thu Ngân sách nhà nước do cấp trên giao nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2.2.Các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động thu Ngân sách Nhà nước ở địa phương:
a) Cơ quan có thẩm quyền chung:
Hội đồng nhân dân: Căn cứ vào nhiện vụ thu Ngân sách và tình hình thực tế ở địa phương mà Hội đồng nhân dân sẽ quyết định dự toán thu Ngân sách địa phương trên địa bàn, bao gồm: thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại.
Dự toán Ngân sách ở địa phương bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng này từ các khoản thu phân chia theo tỉ lệ %, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
c) Cơ quan có thẩm quyền riêng:
Ủy ban nhân dân: Được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 60/2003/NĐ-CP về nhiệm vụ quyền hạn.
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, mà Ủy ban nhân dân sẽ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới.
Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán, ngân sách thuộc phạm vi quản lý; phối hợp và chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan (nếu có) ở địa phương lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ.
Các cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức lập dự toán thu Ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý gởi các cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp để giúp cho các cơ quan như cục Thuế, Hải quan… đối với việc thu Ngân sách nhà nước do cấp trên giao nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3. QUY ĐịNH PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ THỂ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ:
2.3.1. Phân cấp thẩm quyền quy định về phí:
Chính phủ quy định một số phí quan trọng, có số thu lớn liên quan đến nhiều chính sách xã hội. Theo từng loại phí mà Chính phủ quy định, Chính phủ có thể ủy quyền cho Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định mức thu đối với từng trường hợp cụ thể.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định đối với đối với một số khoản quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, một số khoản phí gắn với chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương.
Bộ Tài chính quy định các khoản phí còn lại để áp dụng thống nhất trong cả nước. Thẩm quyền quy định đối với phí được quy định cụ thể trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 24/CP ngày 06 tháng 03 năm 2006 Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí. Thẩm quyền quy định đối với phí bao gồm việc quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sửu dụng đối với từng phí cụ thể.
2.3.2. Phân cấp thẩm quyền quy định về lệ phí:
Chính phủ quy định đối với một số lệ phí quan trọng, có số thu lớn, có ý nghĩa pháp lý quốc tế
Bộ Tài chính quy định đối với những phí còn lại.


CHƯƠNG 3:
NHẬN XÉT VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.1. NHẬN XÉT VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
Từ khi Luật Ngân sách nhà nước ra đời đã góp phần quan trọng không nhỏ đối với sự thành công của công tác thu Ngân sách nhà nước. Việc triển khai công tác thực hiện thu Ngân sách nhà nước về cơ bản là đảm bảm tốt những chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra đối với vấn đề thu Ngân sách nhà nước. Đáp ứng được yêu cầu chi tiêu để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và nó đã đem lại cho nền kinh tế nước ta sự thành công nhất định.
Tổng thu Ngân sách và nhiều khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước đều vượt khá so với dự toán Quốc Hội giao.
Công tác quản lý và xử lý nợ đọng đã có bước chuyển cơ bản so với những năm trước. Cơ quan Thuế và Hải quan đã thực hiện rà soát phân loại các khoản nợ đọng thuế của từng đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp như: hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để xử lý kịp thời đối với các khoản nợ thuế của đối tượng được xem xét, miễn giảm, xóa nợ thuế theo quy định, yêu cầu các doanh nhiệp phải nhanh chóng hoàn thành, chậm nộp phải lập kế hoạch trả thuế, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, chuyển cho cơ quan công an xử lý đối với các doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất địa chỉ mà sau khi cơ quan chức năng đã làm thủ tục xác minh vẫn không tìm được doanh nghiệp.
Công tác quản lý thu có nhiều tiến bộ, đã giảm được số nợ đọng thuế. Nghành Thuế và Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các nghành liên quan và các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại nợ đọng thuế. Đã nêu đích danh các đối tượng gây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, áp dụng biện pháp cưỡng chế với một số địa phương.
Nguyên nhân đạt được các kết quả nói trên là có sự đổi mới về các cơ chế chính sách và công tác chỉ đạo thu Ngân sách của Chính phủ và các Bộ, Nghành, địa phương. Nghành Thuế đã kịp thời ban hành các cơ chế về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các Cục thuế địa phương có các biện pháp khai thác triệt để các nguồn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật.
Dự toán Ngân sách trong những năm gần đây đạt được nhiều kết quả khích lệ, cụ thể: Dự toán Ngân sách năm 2010 đạt 400.800 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2011 đạt 501.502 tỷ đồng bằng 84,3% dự toán, thu nội địa ước đạt 305.000 tỷ đồng bằng 79,8% dự toán, thu từ dầu thô ước đạt 77.000 tỷ đồng bằng 111,1% dự toán( năm 2010 70.800 tỷ đồng), thu cân đối Ngân sách từ hoạt động sản xuất ước đạt 115,380 tỷ đồng bằng 83,2% dự toán.
Theo Tổng cục thống kê tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng đầu năm 2011 của nước ta đạt khoảng hơn 406.308 (tính giá so với 1994) tỷ đồng tăng 5,76% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu căn cứ thực tế con số này đạt 1,7 triệu tỷ đồng.
Tổng thu cân đối Ngân sách Trung ương 398.679 tỷ đông, địa phương 206.321 tỷ đồng.
(Tạp chí Tài chính)
3.2. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
3.2.1. Đối với vấn đề nguồn nhân lực:
Thu Ngân sách nhà nước chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi có được một đội ngũ cán bộ làm công tác thu ngân sách đồng bộ và thống nhất để hoàn thiện vấn đề này thì chúng ta cần phải làm tốt những việc sau: đào tạo đội ngũ cán bộ thực hành công tác thu ngân sách nhà nước thật tốt theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, có khả năng quản lý thuế hiện đại, ngân sách nhà nước tập trung cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào các khâu quản lý thuế, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra…
Khi chất lượng quản lý đã được nâng cao, sẽ hạn chế được các hiện tượng kinh tế ngầm, hạn chế thất thu ngân sách và từ đó làm thay đổi cơ cấu thu giữa các sắc thuế, địa bàn. Nếu làm tốt vấn đề nhân lực thì nó sẽ góp phần quan trọng đến việc hình thành nên nguồn ngân sách nhà nước vững chắc.
3.2.2. Đối với vấn đề trong lĩnh vực thu Ngân sách nhà nước:
Yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập chính là sức ép và động lực lớn để Việt Nam phải cải cách cơ cấu thu. Có 3 nhóm yếu tố chính tác động đến cơ cấu nguồn thu Ngân sách nhà nước đó là nhân tố về tăng trưởng kinh tế, nhân tố về cơ chế, chính sách thu và nhân tố về chất lượng công tác quản lý thu thuế. Vì vậy, việc cải cách cơ cấu thu Ngân sách chính là quá trình cải cách, tác động tích cực vào nhân tố trên.
Cơ cấu thu Ngân sách nhà nước cần tập trung vào vấn đề quan trọng là đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trưởng của kinh tế ở mức 7,5-8%. Với chính sách thu và chất lượng công tác quản lý thu ổn định thì kinh tế sẽ tăng trưởng cao, phát triển bền vững. Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất để tăng thu và cải cách cơ cấu nguồn thu ngân sách.
3.2.3. Đối với vấn đề về nguyên tắc và điều kiện thu Ngân sách nhà nước:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng, triển khai và thực hiện đồng bộ việc phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức hoạt động có hiệu quả của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở Trung ương, địa phương. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức đoàn thể xã hội và các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Đẩy mạnh và tăng cường thanh tra bốn lãnh vực trọng tâm là đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu chi ngân sách và quản lý tài sản công, gắn với việc thanh tra thực thi chức trách công vụ đối với một số lĩnh vực mà dư luận và nhân dân quan tâm.
Thực hiện công bố công khai dự toán, quyết toán ngân sách của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị; tài chính doanh nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính ở địa phương để tăng cường quyền giám sát của các đoàn thể xã hội, người lao động và nhân dân; thực hiện nghiêm việc kiểm toán bắt buộc và công khai tài chính đối với các tổng công ty, công ty nhà nước. Phối hợp chặt chẽ để tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cũng như tránh bỏ sót đối tượng cần kiểm tra.
Song phải rà soát lại cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn thu, chống thất thu để đề xuất sửa đổi những chính sách không phù hợp. Nếu không làm tốt việc này sẽ khó thực hiện tốt nhiệm vụ của năm đã qua và các năm tới.
3.2.4. Đối với vấn đề đảm bảo các đề mục thu Ngân sách nhà nước:
Các nguồn thu từ Ngân sách nhà nước là xương sống của nguồn ngân sách nhà nước, khi các đề mục này không ổn định thì tất nhiên nguồn Ngân sách nhà nước sẽ bị ảnh hưởng và khi đó nó sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế của đất nước.Vì vậy, vấn đề đảm bảo các khoản thu từ các đề mục thu Ngân sách nhà nước để tạo tiền đề cho các mục tiêu của Nhà nước đối với những nguồn chi thuộc công trình quan trọng của quốc gia. Khi nguồn thu từ các đề mục thu vào Ngân sách nhà nước sẽ đem lại nguồn thu nhập ngày càng lớn cho Ngân sách nhà nước góp phần hoàn thiện về chính sách thu Ngân sách nhà nước.
Trên đây là một số phương hướng nhằm khắc phục đối với công tác thu Ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật. Thông qua những giải pháp trên chúng ta sẽ có được những chính sách cụ thể đối với việc kiệ hoàn thiện từng bước vấn đề thu Ngân sách nhà nước. Nếu thực hiện tốt những giải pháp trên phần nào sẽ có tác dụng hữu ích với vấn đề nguồn thu vào cho ngân sách quốc gia ngày càng vững bền hơn.


KẾT LUẬN
I. MỞ BÀI:
Trước nền kinh tế thị trường đầy thách thức và sự hội nhập nền kinh tế quốc tế nhiều khó khăn. Yêu cầu chúng ta phải xây dựng một nền tảng tài chính ngân sách đủ mạnh để điều tiết vĩ mô, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết được vấn đề xã hội cần thiết để thực hiện mục tiêu đó cần phải có ngân sách ổn định.
II. THÂN BÀI:
Làm thế nào để hoàn thiện hơn nữa vấn đề thu Ngân sách nhà nước, một nội dung quan trọng và là nền tảng tiền đề cơ sở góp phần thực hiện với nội dung khác của Ngân sách nhà nước tốt hơn. Nếu đầu tư đúng cho việc xây dựng một mô hình thu Ngân sách nhà nước sẽ góp phần đem lại cho nền Ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao. Hoàn thiện mô hình thu Ngân sách nhà nước đồng nghĩa với việc hoàn thiện từng giai đoạn của quy trình thu Ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương, góp phần làm cho nền Ngân sách nhà nước thật sự vững mạnh.
Thực vậy, một khi Ngân sách của một quốc gia ổn định, sẽ đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân, đáp ứng được các yêu cầu phát triển và hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Thu Ngân sách nhà nước hiện nay dần dần đã hoàn thiện song vẫn còn tồn tại những mặt khó khăn, hạn chế. Thực tiễn buộc chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy trình Ngân sách nhà nước.
Trước hết, mỗi chúng ta phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị tổ chức thu, để việc thực hiện công tác thu Ngân sách nhà nước dễ thực hiện trong thực tế. Song cần có thời gian để bố trí thời gian hợp lý để tiến hành triển khai công tác thu Ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao nhất, điều đó sẽ làm cho nền ngân sách càng đảm bảo các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Ngoài ra, cần phải có những chính sách thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát Ngân sách nhà nước.
Ở nước ta trong một số lĩnh vực thu, nguồn thu chưa có các quy định của pháp luật hướng dẫn một cách cụ thể nên gây ra những khó khăn cho việc thưc hiện công tác thu Ngân sách, làm giảm đến nguồn thu của nền tài chính quốc gia.
Do đó, cần phải nghiên cứu, đưa ra những định hướng, xây dựng các quy chế để hướng dẫn thực hiện công tác thu Ngân sách nhà nước nhằm nâng cao nguồn vốn thu vào Ngân sách.
III. KẾT LUẬN:
Thực vậy, để nguồn thu Ngân sách nhà nước được hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu chi trong Ngân sách nhà nước cần phải có chính sách thu Ngân sách nhà nước một cách hiệu quả.
Thu Ngân sách nhà nước sau khi đã đảm bảo được nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện được cải cách tiền lương, dành được nguồn quan trọng cho đầu tư phát triển và trả nợ. Trong những năm qua thu Ngân sách nhà nước đã đạt được những thành tự cụ thể là 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 501.502 tỷ bằng 84,3% dự toán. GDP bình quân tăng 5,76%.
Công tác quản lý điều hành giá cả đảm bảo lộ trình giá bán đã đề ra đối với một số hàng hóa dịch vụ quan trọng, hoạt động của thị trường chứng khoán được kiểm soát, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, vững chắc.


Về Đầu Trang Go down
https://luat2008baclieu.forumvi.com
 
Đề tài: Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa trong nước
» Đề tài: Các biện pháp Chế tài trong giao dịch Dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
» Đề tài: Pháp luật về Quảng cáo thương mại
» nhan dinh luat ngan hang
» trac nghiem mon luat ngan hang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luật 2008 Bạc Liêu :: Tài liệu làm luận văn-
Chuyển đến