Luật 2008 Bạc Liêu

diễn đàn lớp luật 2008
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐỀ TÀI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
tranngocduong




Tổng số bài gửi : 84
Join date : 10/03/2012
Age : 33
Đến từ : hoa binh_bac lieu

ĐỀ TÀI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỀ TÀI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM   ĐỀ TÀI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM I_icon_minitimeSun Mar 25, 2012 4:14 pm

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển như hiện nay, để được tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường, về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng…vấn đề đó không phải là đơn giản đối với thương nhân nhất là những thương nhân đầu tiên tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế hoặc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay một thị trường mới. Chính vì thế các thương nhân cần phải lựa chọn một cách thật đúng đắng, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh. Đặt biệt, trong điều kiện kinh tế như hiện nay đòi hỏi các thương nhân không chỉ biết về quyền và nghĩa vụ của mình mà cần phải có tầm hiểu biết về pháp luật có liên quan đến các đối tác trong nước cũng như nước ngoài để tránh rủi ro khi giao dịch.
Trong bối cảnh nền kinh tế Quốc tế như thế luôn tồn tại hai phương thức giao dịch cho thương nhân có thể lựa chọn trong hoạt động thương mại đó là: phương thức giao dịch trực tiếp và giao dịch qua trung gian thương mại. Để áp dụng các phương thức trên đòi hỏi thương nhân nắm bắt được những vấn đề liên quan đến chủ thể áp dụng, hình thức ký hợp đồng, phạm vi đại diện, quyền và nghĩa vụ các bên… Đặt biệt là vấn đề về quyền và nghĩa vụ cần phải nắm vững và áp dụng thật đúng đắn, đây cũng chính là lý do chon đề tài “Quyền và nghĩa vụ của thương nhân theo pháp luật Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc xác định rỏ mục đích của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra định hướng trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời không làm cho việc nghiên cứu đề tài bị lệch đi so với định hướng đã chọn. Theo đó mục đích nghiên cứu của đề tài này người viết muốn làm rõ quyền và nghĩa vụ của thương nhân và thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Những quy định pháp luật và các nghị định hướng dẫn thực hiện về quyền và nghĩa vụ của thương nhân và thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này người viết sử dụng các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp thống kê tài liệu và một số phương pháp khác để trình bài niên luận này.
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Những lí luận chung về thương nhân theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân theo pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Những hạn chế và hướng hoàn thiện.



CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1 1.1 Khái niệm về thương nhân theo pháp luật Việt Nam
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
1.1.2 Quá trình phát triển
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm thương nhân lần đầu tiên được quy đinh trong luật thương mại 1997 theo luật này thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên (Điều 5 luật thương mại 1997). Tuy nhiên, do nội hàm của khái niệm hoạt động thương mại bị bó hẹp (Điều 45 của luật thương mại 1997) nên đối tượng được coi là thương nhân không nhiều. Hơn nữa, theo quy định của luật thương mại 1997 thì một cá nhân, pháp nhân, tổ hơp tác, hộ gia đình có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên thì được coi là thương nhân và thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thương mại khi các chủ thể này thực hiện một thủ tục hành chính bắt buộc đó là “đăng ký kinh doanh”. Từ quy định này của luật đã dẫn đến không ít trường hợp chủ thể hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập (đây chính là “ thương nhân thực tế”) nhưng lại không được coi là “thương nhân” vì thế các hành vi thương mại của họ không chịu sự điều chỉnh của luật thương mại năm 1997. Chính điều này dẫn đến nhiều trường hợp chủ thể kinh doanh lợi dụng quy định của luật thương mại để lẫn trốn việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bạn hàng .
Để khắc phục hạn chế này, luật thương mại 2005 ra đời , bên cạnh đó luật thương mại 2005 còn mở rộng khái niệm hoạt động thương mại “là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa cung cấp dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi ” đã làm cho số lượng chủ thể là thương nhân được mở rộng đáng kể. Đáng chú ý hơn, luật thương mại 2005 thì thương nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập,thường xuyên như một nghề nghiệp. Cũng theo quy định của luật thì “đăng ký kinh doanh” chỉ là nghĩa vụ của thương nhân. Điều này đồng nghĩa với việc luật công nhận có thương nhân thực tế là các chủ thể có hoạt động thương mại độc lập thường xuyên nhưng chưa thực hiện việc đăng ký kinh doanh và đối tượng này cũng phải chịu sự điều chỉnh của luật thương mai.
1.1.3 Đặc điểm của thương nhân
Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là một tiêu chí không thể thiếu được để xác định một thương nhân. Thương nhân là chủ thể của hoạt động thương mại. Muốn biết chủ thể có phải là thương nhân không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không. Pháp luật nhiều nước trên thế giới điều lấy dấu hiệu” thực hiện hành vi thương mại” để làm tiêu chí xác định thương nhân (khoản 6 điều 5 luật thương mại Việt Nam 1997, điều 121 khoản 1 bộ luật thương mại cộng hòa pháp). Điều này cũng cho thấy sự phụ thuộc vào quan niệm hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp mà việc xác định số lượng chủ thể được coi là thương nhân cũng khác nhau.
Các hoạt động thương mại phải được thương nhân thực hiện một cách độc lập.
Một chủ thể chỉ được coi là thương nhân, nếu nó tiến hành các hoạt động thương mại một cách độc lập. Hiện nay luật thương mại 2005 mãi chưa đưa ra tiêu chí nào để xác định tính độc lập nêu tại điều 6 khoản 1. Điều 121 khoản 1 bộ luật thương mại cộng hòa pháp quy định thương nhân phải thực hiên hành vi thương mại mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích bản thân mình. Có thể nêu một vài dấu hiệu để xác định tính độc lập của việc thực hiện hành vi như sau: Một chủ thể hoạt động độc lập là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp hành vi của mình có quyền tự do quyết định nội dung hoạt động hoặc thời gian làm việc của mình. Khi thực hiện hành vi thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí của chủ thể khác mà bởi ý chí của thương nhân.
Trong hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia vào như người làm công ăn lương, các nhân viên quản lý, điều hành. Thương nhân khác với người làm công ăn lương hoặc người quản lý do chủ thuê. Ví dụ đối với một cửa hàng tạp vụ, thì chủ cửa hàng là thương nhân, vì chủ thể này chịu trách nhiện trực tiếp cho các hành vi liên quan đến giao dịch kinh doanh trong các cửa hàng này, còn người bán thuê không phải là thương nhân.
Các hoạt động thương mại phải được thương nhân tiến hành một cách thường xuyên và tính nghề nghiệp.
Điều 6 khoản 1 luật thương mại 2005 nêu lên điều kiện này song cũng không định nghĩa thế nào là thường xuyên. Có thể nêu một vài dấu hiệu để khẳng định tính thường xuyên như sau: Chủ thể chỉ được coi là thương nhân, nếu chủ thể này tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở có kế hoạch lâu dài, như một nghề nghiệp để thu hoạch. Để trở thành thương nhân thì chủ thể phải thường xuyên thực hiện những hành vi thương mại một cách thực tế lập đi lập lại kế tiếp nhau, liên tục, mang tính nghề nghiệp. các chủ thể thực hiện hành vi thương mại ví dụ một hộ gia đình có nhà ở không dùng hết cho một nhóm giáo viên thuê để luyện thi đại học trong một mùa hè thì không trở thành thương nhân. Song cũng hộ gia đình đó tiến hành xây nhà để cho các doanh nghiệp thuê làm nơi trưng bày hàng hóa một cách liên tục, thì có thể trở thành thương nhân.
Thương nhân nhân phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh:
Đăng ký kinh doanh là một thủ tục để thực hiện quãn lý nhà nước đối với các hoạt động thương nhân, điều này đã xuất hiện khá sớm trong lịch sử thương mại. Mục đích chính của thủ tục này là thống kê các dữ liệu có ý nghĩa pháp lý liên quan đến hoạt động của một thương nhân, công khai quá chúng và qua đó bảo vệ quyền lợi của các bên của các bên liên quan. Dần dần thủ tục này được nhà nước dùng để can thiệp sự ra đời của các chủ thể tham gia kinh doanh.
Theo luật thương mại 1997 thì các chủ thể có đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân (Điều 7 luật thương mại 1997). Như vậy, theo luật thương mại 1997, đăng ký kinh doanh là một thủ tục bắt buộc để xác lập tư cách thương nhân. Thiếu sự kiện này, mặc dù có đủ các điều kiện trên, chủ thể cũng không trở thành thương nhân.
Luật thương mại 2005 cũng xác đinh đăng ký kinh doanh là một nghĩa vụ của thương nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân dẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của luật thương mại và quy định khác của pháp luật. Như vậy rõ ràng luật thương mại 2005 đã thừa nhận loại thương nhân thực tế (chủ thể thực hiện hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kinh doanh).
1.1.4 Phân loại thương nhân
Theo luật hiện hành quy định thương nhân bao gồm : các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Như vậy có thể thấy luật thương mại hiện hành chia thương nhân thành hai loại : Thương nhân là cá nhân và thương nhân là tổ chức.
Thương nhân là cá nhân:
Cá nhân là một con người cụ thể. Thương nhân là một cá nhân có nghĩa là thương nhân đó là một con người cụ thể. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thương nhân là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp cấm kinh doanh (Điều 13 luật doanh nghiệp 2005). Trong nền kinh tế Việt Nam thương nhân là cá nhân được quy định dưới hai hình thức là hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
Đối với hộ kinh doanh, hiện nay có một số lượng lớn người kinh doanh tham gia trực tiếp hoạt động mua bán hàng hóa và các cá nhân có cửa hàng, cửa hiệu, có các sạp hàng, quầy hàng trong các chợ hoặc buôn chiến có mức vốn kinh doanh thấp, hình thức tổ chức kinh doanh đơn giản tại một địa điểm cố định vì thế pháp luật Việt Nam không dùng khái niệm doanh nghiệp với những đối tượng này, mà dùng khái niệm hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh là cá nhân cũng được coi là thương nhân.
Trong trường hợp cá nhân tham gia các hoạt động thương mại với quy mô lớn hơn (mà không liên kết với các cá nhân khác để thành lập công ty), thì có thể tổ chức các hoạt động kinh doanh của mình thông qua hình thức doanh nghiệp tư nhân. Ở đây cần lưu ý, luật doanh nghiệp 2005 dùng khái niệm “ Doanh nghiệp “ và định nghĩa của nó trước hết là một “ đơn vị kinh doanh “, bao hàm nhiều yếu tố, ví dụ phương tiện sản xuất, lao động…Tuy vậy luật thương mại không dùng khái niệm doanh nghiệp. Nếu có trở thành thương nhân theo luật thương mại, thì chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là cá nhân là thương nhân chứ không phải doanh nghiệp tư nhân với tư cách là một đơn vị kinh doanh.
Thương nhân là tổ chức:
Tổ chức nhiều người cùng tham gia hoạt động theo một mục tiêu chung. Theo nghĩa này thì nhiều người cùng hùng hạp, góp vốn để kinh doanh chung với một hình thức công ty thì công ty đó là thương nhân. Tổ chức nếu được thành lập hợp pháp nhằm thực hiện hoạt động thương mại độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh thì trở thành thương nhân. Các tổ chức là thương nhân nếu hội đủ các điều kiện theo quy định của bộ luật dân sự thì được coi là các pháp nhân.
Trong điều kiện hiện nay, các tổ chức thương nhân bao gồm chủ yếu các loại sau: Doanh nghiệp nhà nước;
Hợp tác xã;
Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
Công ty trách nhiệm hữu hạn;
Công ty cổ phần;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Các tổ chức có tư cách khác, ví dụ các cơ quan nhà nước các tổ chức chính trị, xã hội khác không phải là thương nhân do hoạt động của chúng không vì mục đích thương mại và cũng không đăng ký kinh doanh thương mại.
1.2.1 Khái niệm về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
1.2.2 Các loại hình hoạt động của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài được đặc văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật việt Nam quy định (khoảng 2 điều 16 luật thương mại 2005)
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ít của doanh nghiệp và bảo vệ cho các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. Còn chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3 Đặc điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài.
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam dưới hình thức một chi chánh, một văn phòng đại diện hoặc một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hoạt động của những doanh nghiệp này phải hoàn toàn tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, thậm chí những doanh nghiệp này còn có những tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp Việt Nam. Chính tư cách pháp nhân của doanh nghiệp này đã không cho phép thương nhân nước ngoài được tham gia vào hoạt động của loại hình mà mình đã tạo lập. Điều này cũng có nghĩa là những doanh nghiệp này hoạt động độc lập với chủ thể tạo lập nó. Trong khi quy định của luât thương mại 2005 thì ngay trong khái niệm về chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đã khẳng định chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là một đơn vị phụ thuộc, tất nhiên hậu quả của một đơn vị phụ thuộc sẽ là thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt dộng của văn phòng đại diện, chi nhánh mà mình tạo lập.
Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là hình thức hoạt động đơn giản nhất của thương nhân nước ngoài.
Thương nhân có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh để hoạt động thương mại tại Việt Nam nhưng điều kiện và thủ tục thành lập sẽ khó khăn, phức tạp hơn so với hình thức chi nhánh hay văn phòng đại diện. Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam là hình thức đầu tư phải phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật Việt Nam; phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam và có đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì nộp hồ sơ để làm thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư. Cơ quan nhà nước quản lí đầu tư sẽ lấy ý kiến của Bộ thương mại và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ thương mại chấp nhận bằng văn bản.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được thực hiện hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp trong khái niệm về chi nhánh, văn phòng đại diện mà luật thương mại 2005 có nêu “Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” “ Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”. Theo đó chi nhánh được tiến hành theo mục đích sinh lợi vì chi nhánh của thương nhân nước ngoài được thành thành lập và hoạt động thương mại; Văn phòng địa diện không được trực tiếp tiến hành các hoạt động sinh lợi vì văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài để nghiên cứu thị trường xúc tiến thương mại.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài là đơn vị phụ thuộc hoạch toán độc lập.
Căn cứ vào quy định của luật quản lý thuế số 78 ngày 29/11/2006 và thông tư hướng dẫn số 85/2007 ngày 18/7/2007 hướng dẫn thi hành luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế thì chỉ có chi nhánh thương nhân nước ngoài là một đơn vị phụ thuộc được cấp mã số thuế là 10 số là mã được cấp cho người nộp thuế độc lập và đơn vị chính, còn với chi nhánh của một đơn vị khác trong nước thì dù lựa chọn hình thức hoạch toán vì thì cũng điều cấp mã số thuế là 13 số dành cho các đơn vị trực thuộc.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không có chức năng đại diện cho thương nhân.
Đại diện cho thương nhân, như theo luật thương mại 2005 là việc một thương nhân ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. Đại diện cho thương nhân trong luật thương mại có những đặc điểm của dạng đại diện theo ủy quyền trong luật dân sự quan hệ đại diện xác lập trên nguyên tắc thỏa thuận, theo ý chí của các bên. Nguyên tắc thỏa thuận theo ý chí giữa các bên có khi giữa hai chủ thể (bên đại diện và bên được đại diện) độc lập với nhau. Trong khi đó, văn phòng đại diện là chủ thể được tạo lập bởi thương nhân nước ngoài, hay văn phòng đại diện thuộc thương nhân nước ngoài (thương nhân tạo lập) thì đặc điểm thỏa thuận, theo ý chí các bên là không thể có. Vậy nếu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thừa ủy nhiệm của thương nhân nước ngoài (thông qua trưởng văn phòng đại diện) ký hợp đồng thay thương nhân nước ngoài thì mối quan hệ giữa văn phòng đại diện và thương nhân nước ngoài này không được xem là mối quan hệ theo ủy quyền.




CHƯƠNG 2
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân
2.1.1 Mua bán hàng hóa
Trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa cụ thể là thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá có quyền và nghĩa vụ sau: Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hoạt động của thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định. Trong trường hợp nếu thương nhân hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá ở nước ngoài thì thương nhân Việt Nam được quyền hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ. Trong hoạt động cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam, người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam, người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài, người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài. Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thì thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam, người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam, người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng người cư trú, người không cư trú để thực hiện các chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình dịch vụ.
2.1.2 Xúc tiến thương mại
Trong hoạt động khuyến mại thương nhân có quyền lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với khoản 4 Điều 94 của luật thương mại 2005 được quyền thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình. Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của luật thương mại 2005. Bên cạnh đó thương nhân cần phải thực hiện nghĩa vụ đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại. Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo quy định tại Điều 97 của luật thương mại 2005. Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng. Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của luật thương mại 2005, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện bởi Bộ trưởng Bộ thương mại và phải tuân thủ các thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.
Trong hoạt động quảng cáo thương mại bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại đối với thương nhân thì thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; lựa chọn các hình thức trưng bày, giới thiệu phù hợp; tự mình tổ chức hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình. Còn về văn phòng đại diện của thương nhân thì không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó. Trong trường hợp được thương nhân uỷ quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để thực hiện trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện. Theo đó thì thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt nam muốn trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam thì phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Việt Nam thực hiện.
Trong hoạt động hội chợ triển lãm thương mại quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài được tạm xuất, tái nhập hàng hoá và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại. Bên cạnh quyền thì có nghĩa vụ Phải tuân thủ các quy định về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài. Và còn được phép bán, tặng hàng hoá trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài; phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại: Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại.Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng, thông tin về hàng hoá, dịch vụ để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận trong hợp đồng. Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng.
2.1.3 Đối với hoạt động trung gian thương mại
Trong hoạt động đại diện cho thương nhân thì thương nhân được quyền đại diện cho thương nhân.
Định nghĩa về đại diện cho thương nhân là: việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa thương nhân cũng có quyền uỷ thác bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu không có thỏa thuận thì bên uỷ thác có các quyền yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác,không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 của luật thương mại 2005. Bên cạnh đó thương nhân có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận uỷ thác. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật. Còn đối với hoạt động đại lí thương mại thì bên giao đại lý là thương nhân có nghĩa vụ giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Nếu bên đại lý là thương nhân thì nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ. Thương nhân có quyền sở hữu trong đại lý thương mại. Quyền của thương nhân trong trường hợp là bên giao đại lý trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây: ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng, ấn định giá giao đại lý. Có quyền yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật, thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý. Nghĩa vụ của thương nhân trong trường hợp là bên giao đại lý Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây: Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ,trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý, hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý, liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
2.1.4 Một số hoạt động thương mại cụ thể khác như trong hoạt động dịch vụ logistics
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ như được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng, khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn, trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá của thương nhân Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng. Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt. Kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây: Nghĩa vụ khi cầm giữ hàng hoá Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá theo quy định tại Điều 239 của luật thương mại 2005, thương nhân bảo quản, giữ gìn hàng hoá, Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý, trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định tại Điều 239 của luật thương mại 2005 không còn, bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ. Trong hoat động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ hóa cảnh hàng hóa: Thương nhân được quyền quá cảnh hàng hoá nhưng phải thỏa điều kiện phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong trường hợp là bên cung ứng dịch vụ quá cảnh trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hoá đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thoả thuận, yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hoá, chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu. Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hoá tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thoả thuận, làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chịu trách nhiệm đối với hàng hoá quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hoá quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hoá quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam, có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hoá quá cảnh.
Trong hoạt động dịch vụ giám định thương nhân được quyền kinh doanh dịch vụ giám định thương mại Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định. Trong hoạt động chứng thư giám định thương nhân có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định, nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định, giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quy trình, phương pháp giám định, cấp chứng thư giám định, trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của luật thương mại 2005.
Trong trường hợp nhượng quyền thương nhân có quyền nhận tiền nhượng quyền để tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân có các nghĩa vụ cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền, đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại, thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền, đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại, trừ trường hơp thõa thuận khác. Đối với thương nhân nhận quyền thì được quyền yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại, đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao, chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền, giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt,ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại, điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại, không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
2.1.5 Tạm tái nhập khẩu, tạm xuất tái nhập khẩu, chuyển khẩu hàng hóa
Động tạm tái nhập khẩu, tạm xuất tái nhập khẩu,chuyển khẩu hành hóa thương nhân được quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa theo các quy định sau đây :Việc tạm nhập tái xuất hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá thuộc Phụ lục số 02, số 03 kèm theo Nghị Định Số 12/2006/NĐ-CP Ngày 23/01/2006 (nếu có quy định cấp phép) thương nhân phải có giấy phép của Bộ Thương mại. Đối với các loại hàng hoá khác không thuộc điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị Định Số 12/2006/NĐ-CP Ngày 23/01/2006, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Hải quan cửa khẩu.Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá ba mươi ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất. Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu. Thương nhân được quyền tạm xuất tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê, theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Thủ tục tạm xuất tái nhập quy định như sau: Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hoá thuộc Phụ lục số 02, số 03 kèm theo Nghị Định Số 12/2006/NĐ-CP Ngày 23/01/2006 (nếu có quy định cấp phép) phải có giấy phép của Bộ Thương mại.Các loại hàng hóa khác không thuộc điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị Định Số 12/2006/NĐ-CP Ngày 23/01/2006, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất tái nhập tại Hải quan cửa khẩu.
Thương nhân được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hoá theo quy định sau: Trừ hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này, các loại hàng hóa khác đều được phép kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu; thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam giải quyết tại Hải quan cửa khẩu. Đối với hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân được thực hiện chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam sau khi có giấy phép của Bộ Thương mại. Trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không cần xin giấy phép của Bộ Thương mại. Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
2.1.6 Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2.1.7 Đại lí mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Thương nhân được làm đại lý mua, bán các loại hàng hoá cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được Bộ Thương mại cấp phép. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì thương nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật đó. Thương nhân được thanh toán tiền bán hàng đại lý bằng Việt Nam đồng hoặc bằng ngoại tệ cho thương nhân nước ngoài theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc thanh toán bằng hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; trong trường hợp thanh toán bằng hàng hóa thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu theo giấy phép phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Thương nhân làm đại lý mua hàng phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng để mua hàng theo hợp đồng đại lý. Bên cạnh đó thương nhân có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hoá thuộc hợp đồng đại lý mua bán và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài: Thương nhân được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép quy định tại Nghị Định Số 12/2006/NĐ-CP Ngày 23/01/2006, thương nhân chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi được Bộ Thương mại cho phép. Thương nhân thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài và phải chuyển các khoản tiền thu được từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp nhận tiền bán hàng bằng hàng hóa, thương nhân phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về hàng hóa nhập khẩu. Thương nhân có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.1.8 Nhận gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
Bên cạnh đó thương nhân còn được phép nhận gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Thương mại cấp phép. Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp, theo đó sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo. Trong trường hợp đặc gia công hàng hóa ở nước ngoài các loại hàng hoá đã được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam để kinh doanh theo quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài: Được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, từ nước thứ 3 cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công, được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công. Khi kết thúc hợp đồng đặt gia công, được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa. Được bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nếu không tái nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước.
2.2 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
2.2.1 Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.
Quyền của Văn phòng đại diện : Quyền của văn phòng đại diện :theo luật thương mại 2005 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được thành lập với mục đích tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động thương mại. Mặc dù văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chỉ có chức năng văn phòng liên lạc; Xúc tiến việc xây dựng các dự án hợp tác ; nghiên cứu thị trường; Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện là không được ký kết các hợp đồng mua bán, kinh doanh sinh lợi nhưng văn phòng đại diện dẫn phải thực hiện những hoạt động thiết yếu nhằm duy trì bộ máy hoạt động như ký kết hợp đồng thuê trụ sở, thuê mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện, tiễn dụng lao động làm việc trong văn phòng. Chính vì vậy pháp luật nước ta cho phép văn phòng đại diện tự tiến hành ký kết các hợp đồng này. Bên cạnh việc ký hợp đồng không có tính chất kinh doanh sinh lợi này, trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cũng được pháp luật cho phép ký hợp đồng hợp tác kinh doanh có mục dích sinh lợi theo sự ủy quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài. Như vậy pháp luật Việt nam không hạn chế số lần ký kết của văn phòng đại diện nếu như đáp ứng điều kiện mỗi lần ký kết phải có sự ủy quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài. Quy định này phù hợp với thực tiễn với thương mại và hạn chế được tình trạng thương nhân nước ngoài ủy quyền toàn diện cho văn phòng đại diện, theo đó văn phòng đại diện có thể ký kết bắt cứ hợp đồng nào với các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể được quy định tại điều 17 luật thương mại 2005 là: Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện không được sử dụng tài khoản mở tại ngân hàng dùng cho hoạt động khác hoạt động của văn phòng đại diện; Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam; Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà luật cho phép; Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài; nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác; Nghĩa vụ báo cáo hoạt động theo quy định; Không được thực hiện chức năng làm đại diện cho thương nhân khác không được cho thuê lại trụ sở chi nhánh, trụ sở văn phòng đại diện; Không được thành lập văn phòng đại diện chi nhánh trực thuộc
So với quy định cũ, luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 72/2006NĐ- CP có điểm mới trong quy định về quyền và nghĩa vụ cho chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, đặt biệt đã quy định thêm thời hạn hoạt động tối đa của chi nhánh văn phòng là 05 năm thay vì không quy định như trước. Hoàn thiện nhiều quy định như quy định rõ chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thay vì quy định văn phòng đại diện không được thành lập chi nhánh, chi nhánh không được thành lập văn phòng đại diện.
Về nghĩa vụ tài chính của văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện không làm báo cáo thuế mà chỉ làm báo cáo các vấn đề thu, chi, nhập xuất hàng. Nói chung là các báo cáo trừ báo cáo thuế cho phía thương nhân tạo lập, và việc này chỉ theo dõi nội bộ. Sổ sách hình thức sổ sách hoạch toán...cũng phụ thuộc vào phía thương nhân tạo lập. Cụ thể luật quy định như sau: Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của luật thương mại 2005. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của Chi nhánh: Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài
Về Đầu Trang Go down
 
ĐỀ TÀI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của Thương nhân theo pháp luật Việt Nam
» Đề tài: Các biện pháp Chế tài trong giao dịch Dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
» Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005
» Đề tài: Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam
» Đề tài: Chế định Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân qua các bản Hiến Pháp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luật 2008 Bạc Liêu :: Tài liệu làm luận văn-
Chuyển đến