Luật 2008 Bạc Liêu

diễn đàn lớp luật 2008
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 CONG TY HOP DOANH

Go down 
Tác giảThông điệp
tranngocduong




Tổng số bài gửi : 84
Join date : 10/03/2012
Age : 33
Đến từ : hoa binh_bac lieu

CONG TY HOP DOANH Empty
Bài gửiTiêu đề: CONG TY HOP DOANH   CONG TY HOP DOANH I_icon_minitimeSun Mar 25, 2012 4:24 pm

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ bao cấp sang phát triển nần kinh tế thị trường nhiêù thành phần tạo nên bước ngoặt mới trong sự đi lên của nền kinh tế đất nước.Trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được lựa chọn như: công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Trong đó có sự xuất hiện của loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh. Sự có mặt của loại hình doanh nghiệp mới này đã mở rộng sự lựa chọn hơn nữa cho các nhà doanh nghiệp, thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng hợp tác quốc tế trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, công ty hợp doanh là loại hình doanh nghiệp mới tại Việt Nam, tuy xuất hiện trong Luật doanh nghiệp năm 1999 nhưng những quy định của pháp luật về công ty hợp danh khá mờ nhạt, mãi đến Luật doanh nghiệp năm 2005 pháp luật mới quy định rõ hơn về công ty hợp danh. Hiện nay, loại hình doanh nghiệp này ở nước ta vẫn còn chậm phát triển. Bên cạnh đó là những quy định mới của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp này như: thủ tục thành lập, hoạt động của công ty hợp danh. Vì đây là đề tài mới nên người viết lựa chọn để tìm hiểu them về loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu:
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mới ra đời tại Việt Nam. Chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vây, đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu những quy chế pháp lý về công ty hợp danh trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đối với công ty hợp danh, đây là loại hình doanh nghiệp mới trong nền kinh tế nước ta nên có rất nhiều vấn đề để nghiên cứu như thành lập doanh nghiệp, vấn đề về thuế … nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của loại hình doanh nghiệp này. Đó là những quy định của pháp luật về hoạt động quản lý, điều hành và chế độ tài chính trong công ty hợp danh mà không nghiên cứu những vấn đề khác lien quan đến loại hình doanh nghiệp này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Có rất nhiều cách để làm sáng tỏ nội dung mà đề tài nghiên cứu có thể sử dụng như: phân tích, so sánh, tổng hợp. Song đối với nội dung này người viết sử dụng phương pháp phân tích câu chữ của Luật và những văn bản quy phạm pháp luật nhằm làm sáng tỏ những nội dung cần đạt tới khi thực hiện đề tài.
5. Bố cục niên luận:
Để phù hợp với nội dung cần nghiên cứu bố cục của niên luận được chia thành ba phần:
Lời nói đầu
Chương 1: Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh so với các loại hình doanh nghiệp khác
Chương 2: Những quy định của pháp luật về công ty hợp danh
Chương 3: Thực trạng và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh
Kết luận











CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH
1.1. Khái niệm và đặc điểm công ty hợp danh so với các loại hình doanh nghiệp khác
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mới. Loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp 1999. Theo Luật doanh nghiệp 1999 thì các quy định về doanh nghiệp này khá mờ nhạt. Đến khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời quy định chi tiết hơn về loại hình doanh nghiệp này. Theo điều 130 Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh mang những đặc điểm sau:
a) Phải có ít nhất 2 thành viên chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung(sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoáng nào.
Từ các đặc điểm trên có thể thấy công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mới so với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm công ty hợp danh so với các loại hình doanh nghiệp khác
Trong Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần vốn là yếu tố quyết định trong việc phân chia quyền lợi trong công ty, các yếu tố khác không quan trọng. Nhưng đối với Công ty hợp danh vấn đề về uy tín và chuyên môn được đặt lên vị trí hàng đầu trong việc thành lập doanh nghiệp. Đối với hai loại hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần thì dù có uy tín và trình độ chuyên môn cao nhưng ít vốn đầu tư thì họ vẫn thiệt thòi và bị chi phối về quyền lợi trong công ty nếu tham gia vào hai loại hình doanh nghiệp trên. Chính Công ty họp danh đã giải quyết được mâu thuẫn trên và đồng thời tạo điều kiện cho những nhà đầu tư có thêm cơ hội để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Nói tóm lại, mặc dù Công ty hợp danh có thể được lựa chọn để kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nhưng sẽ là loại hình doanh nghiệp đặc biệt phù hợp với việc kinh doanh các ngành, các nghề trong đó trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp mới là yếu tố quyết định đối với kết quả hoạt động kinh doanh
Có thể thấy loại hình Công ty hợp danh giống với loại hình doanh nghiệp tư nhân là cả hai đều chịu trách nhiệm vô hạn về mặt tài sản đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đối với doanh nghiệp mình. Điểm khác nhau cơ bản là chủ sở hữu của hai loại hình này:
• Công ty hợp danh là phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh và 2 thành viên đó phải là cá nhân, ngoài ra còn có thể có thể có thành viên góp vốn.
• Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.
Công ty hợp danh khác với Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ở chỗ là trong Công ty hợp danh các thành viên hợp danh phải tuyệt đối tin tưởng nhau. Còn trong Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên các thành viên chỉ cần quen và hiểu nhau là đủ.
1.2. Phân loại công ty hợp danh
Theo quy định tại điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 thì có thể chia Công ty hợp danh ra làm 2 loại:
• Công ty hợp có tất cả các thành viên dều là thành viên hợp danh.
• Công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên hợp vốn.
Vì có 2 loại công ty hợp danh nên sẽ có các quy định khác nhau về các thành viên hợp danh và thành viên hợp vốn trong hoạt động của loại hình doanh nghiệp này.
1.3. Sự hình thành và phát triển của công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là một trong những hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành công ty. Khái niệm về “ hợp danh ” bắt đầu xuất hiện và tồn tại từ khi con người bắt đầu hợp tác với nhau. Khái niệm Công ty hợp danh xuất hiện từ thời Babylon, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đạo luật Hammurabi năm 2300 (TCN) cũng đã có chế định về hình thức hợp danh. Khái niệm hợp danh theo Đạo luật Justinian của đế chế La Mã cổ đại vào thế kỷ thứ VI, xét về bản chất không có sự khác biệt so với pháp luật hiện nay. Sau đó, đến các thời kỳ Trung đại, đến cuối thế kỷ XVII, rồi ở Thụy Điển hình thức “ hợp danh ” rõ ràng hơn. Năm 1776 Mỹ giành được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh. Từ đó pháp luật về Công ty hợp danh bắt đầu được áp dụng ở Mỹ. Ngày nay, hệ thống pháp luật thông lệ điều chỉnh công ty hợp danh được thay thế bằng Đạo luật công ty hợp danh hay còn gọi là Luật thống nhất về công ty hợp danh (Uniform Partership). Thêm nữa, công ty hợp danh được hình thành và phát triển từ những nguyên tắc của chế định đại diện (agency) xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, liên kết kinh doanh tập trung và tích tụ tư bản ở những mức độ và dưới những dạng thức khác nhau.
Tại Việt Nam thì ngược lại. Loại hình Công ty này ra đời muộn do điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội…Vốn là một nước trọng về nông nghiệp nên trước kia không coi trọng hoạt động thương mại và sau đó lại trải qua một thời gian dài thực hiện kinh tế tập thể. Năm 1954, miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế tập trung, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo,các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được thừa nhận. Pháp luật về Công ty nói chung và công ty hợp danh nói riêng thời kỳ này không tồn tại. Nhà nước cũng chưa có những định hướng về lĩnh vục này. Đến thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Nghị quyết lần thứ VI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần 2 của BCH TW Đảng công nhận sự tồn tại của nền kinh tế cá thể và tự doanh trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Ngày 12/06/1999 Luạt doanh nghiệp đã được Quốc Hội thông qua, ban hành trong đó quy định thủ tục thành lập, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân….và công ty hợp dânh. Vậy công ty hợp danh xuất hiện từ Luật doanh nghiệp 1999 nhưng những quy định về công ty hợp danh trong Luật doanh nghiệp 1999 khá mờ nhạt. Đến Luật doanh nghiệp 2005 thì những vấn đề về công ty hợp danh mới được quy định rõ hơn.
1.4. Phân biệt thành viên hợp danh và thành viên hợp vốn
* Thành viên hợp danh:
Theo điều 130 Luật doanh nghiệp thì thành viên hợp danh phải là cá nhân. Bên cạnh đó, thành viên hợp danh chính là người trực tiếp thành lập và quản lý công ty hợp danh, nên muốn trở thành thành viên hợp danh họ không được thuộc những đối tượng quy định tại điều 131 Luật doanh nghiệp 2005 (cán bộ, công chức, người chưa thành niên).
Thành viên hợp danh là người quản lý doanh ngiệp (khoản 13 điều 4 Luật doanh nghiệp) . Thành viên hợp danh là người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý lẫn thực tế. Trong quá trình hoạt động các thành viên hợp danh được hưởng các quyền cơ bản, quan trọng của thành viên công ty, đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người có liên quan. Các quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy định tại điều 134 Luật doanh nghiệp.
Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
c) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;
đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết;
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
h) Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
i) Các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.

Về nghĩa vụ, thành viên hợp danh phải góp đủ số vốn đã cam kết vào công ty, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về các nghĩa vụ cụ thể của công ty, khi công ty kinh doanh thua lỗ thì phải chịu lỗ thao nguyên tắc quy định trong điều lệ công ty
Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên;
b) Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
c) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty;
đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
e) Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
g) Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.
* Những hạn chế của thành viên hợp danh: điều 133 Luật doanh nghiệp.
Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên công ty hợp danh khác (trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên còn lại)- khoản 1 điều 133 Luật doanh nghiệp;
Không được nhân danh công ty ký hợp đồng, xác lập và thực hiện các giao dịch nhằm thu lợi riêng cho cá nhân và người khác; không được có những hành vi cạnh tranh với công ty hợp danh mà người đó tham gia (khoản 2 điều 133 Luật doanh nghiệp);
Không được tự mình và nhân danh người thứ ba thực hiện hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty;
Không được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp tại công ty nếu không có sự đồng ý của thành viên hợp danhcòn lại (khoản 3 điều 133 Luật doanh nghiệp).
* Thành viên góp vốn
Nếu thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân thì thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Quyền của thành viên góp vốn được quy định tại điều 140 Luật doanh nghiệp 2005:
Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty hợp danh trong phạm vi số vốn (đã cam kết) góp vào công ty (theo điểm a khoản 1 điều 130 và điểm a khoản 2 điều 140 Luật doanh nghiệp) ;
Ngoài quyền được hưởng lợi tức hàng năm (nếu công ty có lãi), được cung cấp báo cáo tài chính hàng năm …, thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác (khoản 1 điều 140 Luật doanh nghiệp) .
Luật không quy định việc chuyển nhượng này phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Tuy không có quyền nhân danh công ty và quản lý công ty như các thành viên góp vốn nhưng thành viên góp vốn cũng có quyền dự hợp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về các sửa đổi điều lệ công ty có thể lien quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ (điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 điều 140 Luật doanh nghiệp) . Họ có quyền quản lý công ty nếu điều lệ công ty có quy định.
Qua các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có thể thấy được quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn có phần hạn chế so với thành viên hợp danh. Nhưng mặc khác, về trách nhiệm pháp lý họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về mặt tài sản còn thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về mặt tài sản.
Để hiểu rõ về thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, dưới đây là bản so sánh giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn:



Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
1.Trách nhiệm trong kinh doanh Trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ Trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ
2.Tính chất của thành viên Nhất thiết phải có khi thành lập Không nhất thiết phải có
3. Quyền tham gia quản lý công ty Được tham gia quản lý công ty, được tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
4. Ràng buộc về quyền và nghĩa vụ Không được làm chủ DNTN hoặc thành viên hợp danh cuả công ty hợp danh khác trừ trường hợp dược sự nhất trí của các thành viên khác Có thể làm chủ DNTN hoặc có thể là thành viên hợp danh công ty hợp danh khác
5. Chuyển nhượng phần vốn góp Không được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác nếu không được sự nhất trí của các thành viên HD khác Được chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty cho người khác
6. Số lượng thành viên Tối thiểu là 2 thành viên Không hạn chế số lượng
7. Trình dộ năng lực Nhất thiết phải có trình độ năng lực,chứng chỉ hành nghề tương ứng với ngành nghề kinh doanh Không nhất thiết chỉ cần góp vốn




CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG TY HỢP DANH
2.1 Tổ chức quản lý và điều hành kinh doanh trong công ty hợp danh
Hợp danh thường có cơ chế quản lý nội bộ linh hoạt, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các thành viên.
Luật doanh nghiệp quy định cụ thể về quản lý và điều hành công việc kinh doanh của công ty tại điều 137 của Bộ luật này.
Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh được quy định rõ tại khoản 1, 2, 3 của Bộ luật này:
1. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
2. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
3. Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được uỷ quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó.
Còn với việc quản lý trong công ty hợp danh được quy định cụ thể tại khoản 4 điều này là do Chủ tịch hội đồng thành viên, Gíam đốc hoặc Tổng giám đốc quản lý việc kinh doanh của công ty.

2.1.1 Hội đồng thành viên
Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty hợp danh bao gồm tất cả các thành viên trong công ty. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên được quy định cụ thể tại khoản 3, 4, 5 điều 135 Luật doanh nghiệp:
3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
a) Phương hướng phát triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
i) Quyết định giải thể công ty.
4. Quyết định về các vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2.1.2 Chủ tịch hội đồng thành viên
Chủ tịch hội đồng thành viên do tất cả các thành viên trong công ty hợp danh bầu ra từ các thành viên hợp danh. Được quy định tại khoản 1 điều 135 Luật doanh nghiệp 2005.
Cũng giống như Công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch hội đồng thành viên sẽ được bầu ra từ Hội đồng thành vên. Nhưng khác ở chỗ là Chủ tịch hội đồng thành viên trong công ty hợp danh phải là thành viên hợp danh và sẽ kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu điều lệ công ty không có quy định khác. Từ đó Chủ tịch hội đồng thành viên sẽ có nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng thành viên;
c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;
d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;
e) Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Từ những quy định của pháp luật cho thấy Chủ tịch hội đồng thành viên có nhiệm vụ rất lớn trong việc quản lý và điều hành công ty cùng với các thành viên khác. Có thể đại diện công ty trong các tranh chấp nếu có. Ngoài ra, còn có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên được quy định tại khoản 1 điều 136 Luật doanh ngiệp 2005.
2.1.3 Các bộ phận khác
Giám đốc công ty hợp danh:
Căn cứ vào vào luật thì ta thấy điều đặc biệt của chức danh Gíam đốc trong công ty hợp danh phải do thành viên hợp danh đảm nhận, không được thuê giám đốc vì gắn liền với nghề nghiệp và tính chịu trách nhiệm vô hạn về mặt tài sản. Mặt khác, Gíam đốc công ty là do Hội đồng thành viên bầu ra. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm luôn chức vụ Gíam đốc hoặc Tổng giám đốc trừ khi pháp luật có quy định khác.
Do chức vụ Gíam đốc trong công ty hợp danh do Chủ tịch hội đồng thành viên đảm nhiệm, nên Gíam đốc trong công ty hợp danh sẽ có nhiệm vụ giống như Chủ tịch hội đồng thành viên đã nêu trên.
2.2 Vấn đề tài chính trong công ty hợp danh
Ngoài vấn đề quản lý và điều hành thì vấn đề tài chính cũng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh.
2.2.1 Vấn đề góp vốn trong công ty hợp danh
Sau khi đăng ký kinh doanh thì phải có vốn để hoạt động và kinh doanh. Việc thực hiện phần góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp trong công ty hợp danh được quy định tại điều 131 Luật doanh nghiệp .
Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên;
đ) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;
e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
h) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
Sau khi góp vốn, thành viên mất đi quyền sở hữu đối với tài sản đã góp và nhận lại được quyền lợi từ công ty. Quyền tài sản ấy được coi là phần vốn góp trong công ty, thường được thể hiện bằng một tỉ lệ nhất định. Công ty hợp danh có thể cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên đã thực hiện nghĩa vụ góp vốn;giấy này có thể được công ty cấp lại theo yêu cầu của thành viên và cần có nội dung tối thiểu theo Luật định (khoản 4 điều 131 Luật doanh nghiệp).
Nếu ngành nghề kinh không thuộc danh mục yêu cầu phải có vốn pháp định thì các sáng lập viên có thể tự do thỏa thuận mức vốn điều lệ, phần đóng góp của các bên, thỏa thuận các loại tài sản dùng làm vốn góp, cách thức chuyển giao chúng cho công y hợp danh. Việc chuyển sở hữu đối với tài sản được quy định tại khoản 1 điều 29 Luật doanh nghiệp như sau:
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản
.Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Về nguyên tắc, nhiều loại tài sản có thể được dùng làm vốn góp như tiền, vàng, nhà đất… và các loại tài sản khác do các bên tự thỏa thuận. Vì vậy, việc định giá tài sản góp vốn đã được pháp luật quy định cụ thể tại điều 30 Luật doanh nghiệp:
1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Người góp vốn phải chuyển giao sở hữu vốn góp sang cho công ty hợp danh, từ khối tài sản đó hình thành nên tài sản riêng của công ty. Đối với nhà đất, bên giao và bên nhận phải tiến hành thủ tục đăng ký chước bạ đền địa (chuyển sổ đỏ); đối với tài sản khác phải làm biên bản giao nhận (theo khoản 1 điều 29 và khoản 1 điều 132 Luật doanh nghiệp) . Các thành viên công ty phải thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn đúng hạn. Nếu vi phạm số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đối với công ty. Nếu vi phạm đó mà gây thiệt hại cho công ty thì thành viên hợp danh có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho công ty, thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty.
2.2.2. Chấm dứt tư cách thành viên và xác lập thành viên mới trong công ty hợp danh
2.2.2.1 Chấm dứt tư cách thành viên trong công ty hợp danh
Khi thành viên hợp danh của công ty chết hoặc không muốn kinh doanh nữa thì có thể rút vốn ra khỏi công ty và chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của mình.
Quy định tại điều 138 Luật doanh nghiệp:
1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết;
c) Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
d) Bị khai trừ khỏi công ty;
đ) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
b) Vi phạm quy định tại Điều 133 của Luật này ;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
4. Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thoả đáng.
5. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì dù không còn kinh doanh kể từ khi chấm dứt tư cách thành viên trong 2 năm vẫn phải lien đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
2.2.2.2 . Xác lập tư cách thành viên mới trong công ty hợp danh
Ngoài ra theo quy định của pháp luật thì công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên mới có thể là thành viên hợp danh hay thành viên hợp vốn. Khi xác lập tư cách thành viên xong thì phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ. Việc xác lập tư cách thành viên mới phải được hội đồng thành viên chấp thuận. việc xác lập tư cách thành viên mới được quy định tại điều 139 Luật doanh nghiệp 2005 như sau:
Tiếp nhận thành viên mới
1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
2. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
3. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thoả thuận khác.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH
3.1 Thực trạng
Nhận thức của xã hội về loại hình công ty hợp danh:
Loại hình công ty hợp danh chỉ mới được quy định từ Luật doanh nghiệp 1999 với 4 điều và đến nay là Luật doanh nghiệp 2005 với vỏn vẹn 11 điều luật nên đối với xã hội loại hình doanh nghiệp này còn khá mới mẻ. Nhiều người chưa nhận thức được bản chất của nó nên còn xem công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp đại diện cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Thực trạng đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh.
Bảng thống kê các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2005-2008 của Bộ công thương:

2005 2006 2007 2008
Doanh nghiệp - Enterprise
TỔNG SỐ - TOTAL 112950 131318 155771 205689
Doanh nghiệp Nhà nước - State owned enterprise 4086 3706 3494 3287
Trung ương - Central 1825 1744 1719 1630
Địa phương - Local 2261 1962 1775 1657
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước - Non-state enterprise 105167 123392 147316 196776
Tập thể - Collective 6334 6219 6688 13532(*)
Tư nhân - Private 34646 37323 40468 46530
Công ty hợp danh - Collective name 37 31 53 67
Công ty TNHH - Limited Co. 52505 63658 77648 103091
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước
Joint stock Co. having capital of State 1096 1360 1597 1812
Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước
Joint stock Co. without capital of State 10549 14801 20862 31744
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Foreign investment enterprise 3697 4220 4961 5626
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - 100% foreign capital 2852 3342 4018 4612
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài - Joint venture 845 878 943 1014

Qua bản thống kê cho thấy loại hình công ty hợp danh xuất hiện khá muộn tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ công thương giai đoạn 2005-2008 cho thấy vẫn còn rất ít công ty hợp danh được thành lập tại nước ta.Theo bản thống kê trên trong năm 2008 chỉ có 67 công ty hợp danh trong tổng số 205689 doanh nghiệp trong cả nước.
Bảng thống kê cơ cấu các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2005 – 2008:

Cơ cấu - Structure (%)
TỔNG SỐ - TOTAL 100,00 100,00 100,00 100,00
Doanh nghiệp Nhà nước - State owned enterprise 3,62 2,82 2,24 1,60
Trung ương - Central 1,62 1,33 1,10 0,79
Địa phương - Local 2,00 1,49 1,14 0,81
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước - Non-state enterprise 93,11 93,97 94,57 95,66
Tập thể - Collective 5,61 4,74 4,29 6,58
Tư nhân - Private 30,67 28,42 25,98 22,63
Công ty hợp danh - Collective name 0,03 0,02 0,03 0,03
Công ty TNHH - Limited Co. 46,49 48,48 49,85 50,12
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước
Joint stock Co. having capital of State 0,97 1,04 1,03 0,88
Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước
Joint stock Co. without capital of State 9,34 11,27 13,39 15,43
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Foreign investment enterprise 3,27 3,21 3,19 2,73
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - 100% foreign capital 2,52 2,54 2,58 2,24
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài - Joint venture 0,75 0,67 0,61 0,49

Trên thực tế mặc dù đã có những quy định tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp này phát triển nhưng hiện nay ở nước ta, số lượng công ty hợp danh khá ít. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, năm 2010, không có công ty hợp danh nào thành lập. Cả nước hiện chỉ có 33 công ty hợp danh trong số hơn 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Điều đó cho thấy mô hình hoạt động của công ty hợp danh chưa nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư do một số hạn chế như:
+ Buộc thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới
+ Quản lý kinh doanh có thể gặp khó khăn vì các thành viên hợp danh đều có quyền dự hợp, thảo luận và biểu quyết. cơ chế đồng thuận này đôi khi làm cho việc quyết định kinh doanh rất mất thời gian
+ Việc rút vốn và bán lại phần vốn góp không dễ vì cần có sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại
+ Nhìn nhận của xã hội chưa đúng về bản chất pháp lý của công ty hợp danh. Thời gian chưa đủ dài để cho các nhà đầu tư lựa chọn mô hình này(mới được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2005)
+ Thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh, nhưng việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đơn giản
3.2 Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh
+ Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Thành viên hợp vốn: Những quy định về thành viên góp vốn hiện nay còn khá sơ sài, nhất là chưa có chế tài xử lí và dự liệu những vi phạm của thành viên góp vốn. Nên quy định thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những giao dịch do mình xác lập do vượt quá thẩm quyền. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên góp vốn còn phụ thuộc thành viên hợp danh là một bất cập làm hạn chế hoạt động của công ty hợp danh. Thành viên hợp danh mới cần có sự hiện diện của yếu tố nhân thân nên quy định khắt khe về chuyền nhượng vốn là đúng. Còn thành viên góp vốn chỉ hiện diện thông qua phần vốn góp. Luật Doanh nghiệp quy định theo hướng bắt buộc thành viên góp vốn phụ thuộc quá nhiều vào điều lệ. Cần đưa ra những điều kiện cụ thể hơn để các thành viên hợp danh ở một mức độ nào đó không thể hạn chế việc chuyển nhượng vốn của các thành viên góp vốn và họ được rút khỏi công ty nếu được đa số thành viên hợp danh chấp nhận.
+ Cho phép công ty hợp danh được phát hành trái phiếu: Trên thế giới chỉ quy định công ty hợp danh không được phát hành cổ phiếu. Việc phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty bởi: người mua trái phiếu thực chất là chủ nợ của công ty chứ không phải là thành viên của công ty. Điều này sẽ giúp cho công ty hợp danh huy động vốn một cách dễ dàng hơn, thu hút được các nhà đầu tư hơn, thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh, nhất là thực tế công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại mang bản chất đối vốn nên rất thiếu vốn hoạt động.
+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biền về công ty hợp danh. Biện pháp này nhằm góp phần phổ biến sâu rộng loại hình công ty hợp danh vào đời sống qua các diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng. Bởi một thực tế hiện nay ngay cả những diễn đàn của luật sư và doanh nghiệp cũng ít đề cập, thậm chí là không đề cập đến mô hình công ty hợp danh. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu khoa học về Công ty hợp danh cũng chỉ ở mức hạn chế. Việc tuyên truyền sâu rộng bằng những bài viết chất lượng, đi sâu làm nổi bật bản chất và vai trò của công ty hợp danh nhằm giúp mọi người hiểu rõ được bản chất pháp lý của mô hình có nhiều tiềm năng và ý nghĩa to lớn này. Làm được điều này sẽ góp phần đưa loại hình này vào cuộc sống một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.


KẾT LUẬN
Với đề tài “ Quy chế pháp lý về công ty hợp danh”, người viết mong rằng sẽ góp phần vào việc tìm hiểu rõ hơn về công ty hợp danh. Với những ưu điểm như: tạo được sự tin cậy đối với bạn hàng, làm cho môi trường kinh doanh ngày càng lành mạnh, đẩy mạnh xu hướng làm việc cam kết theo khả năng chứ không theo kết quả …thiết nghĩ mô hình này cần được nhanh chóng hoàn thiện để đi vào đời sống một cách mạnh mẽ. Để làm được điều đó, chúng ta cần một tư duy thoáng hơn trong xây dựng và áp dụng luật. Trong kinh doanh, để lựa chọn loại hình phù hợp với ý tưởng và khả năng của mình, các thương nhân luôn cân nhắc và đánh giá toàn diện. Với những quy định hiện nay của Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh thì loại hình này khó mà phát triển được như mong muốn. Môi trường kinh doanh ngày càng năng động, mở rộng với nhiều phương thức phong phú nên loại hình nào cũng cần cho nền kinh tế thị trường. Công ty hợp danh là một mô hình hay, thể hiện được sự tập trung ý chí của các thành viên tham gia và nhất là tạo được sự tin cậy của đối tác kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững./.

Về Đầu Trang Go down
 
CONG TY HOP DOANH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đề tài: Công ty hợp doanh
» Đề tài: Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
» thanh cong va that bai
» Đề tài: Chế định Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân qua các bản Hiến Pháp
» Đề tài: Thẩm quyền của Công an cấp Huyện về xử phạt VPHC trong lĩnh vực TTATGT đường bộ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luật 2008 Bạc Liêu :: Tài liệu làm luận văn-
Chuyển đến