Luật 2008 Bạc Liêu

diễn đàn lớp luật 2008
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tư phấp bất diệt

Go down 
Tác giảThông điệp
lienminhchan




Tổng số bài gửi : 5
Join date : 26/02/2012

Tư phấp bất diệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Tư phấp bất diệt   Tư phấp bất diệt I_icon_minitimeFri Mar 09, 2012 6:11 pm

VĐ 6. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG.

I. Quyền sở hữu CN:
1. Khái niệm
Quyền SHCN là các quyền hợp pháp của con người đối với các đối tượng mang tính CN (sáng chế, giải pháp hữu ích…) hoặc những dấu hiệu phân biệt mang tính thương mại do trí tuệ con người tạo ra và được nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định.
2. Đặc điểm:
- Quyền SHCN mang tính lãnh thổ tuyệt đối hơn so với quyền tác giả. Thể hiện:
+ Quyền SHCN chỉ phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp văn bằng bảo hộ (trừ t/h ngoại lệ như bí mật kinh doanh…)
+ Văn bẳng bảo hộ chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ mà nhà nước đó cấp.
3. Phân biệt quyền tác giả với quyền SHCN: (mọi ng tham khảo nhé, vì tớ phân biệt dựa trên giá trình luật sở hữu trí tuệ đấy)
Quyền tác giả Quyền SHCN
Đối tượng Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Các tài sản trí tuệ, luôn gắn liền với hoạt động sx k.doanh  mang tính hữu ích hay khả năng ứng dụng cao
Phạm vi áp dụng Chủ yếu đc áp dụng trg các hoạt động giải trí, tinh thần Sử dụng trg các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại
ĐK đc bảo hộ Đc bảo hộ ko phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Phải đáp ứng những tiêu chuẩn bảo hộ nhất định (phải có tính mới, tính sáng tạo…)
Tính lãnh thổ Rõ ràng và tuyệt đối Mang tính tuyệt đối hơn
Hình thức xác lập quyền sở hữu Hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, ko phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào Đc xác định dựa trên quyết định của cqnn có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sỏ hữu các đối tượng đó
Thời hạn bảo hộ Dài hơn ( do thời gian tồn tại của một tác phẩm là rất dài nên cần bảo hộ thời gian dài để đảm bảo hơn quyền lợi của tác giả). Ngắn hơn, vì các đối tượng của QSHCN là các yếu tố khoa học kỹ thuật nếu thời hạn dài sẽ dẫn đến độc quyền công nghệ đó. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến giá cả và lợi ích công chúng. Bên cạnh đó, các khoa học công nghệ thường có thời gian tồn tại ngắn do khoa học kỹ thuật luôn có sự sáng tạo, phát triển mới hơn nên nếu vẫn cứ bảo hộ sẽ ko phù hợp với tương lai.
Quyền tác giả ko dc bảo hộ một cách tuyệt đối, cá nhân tổ chức khác vẫn có quyền sử dụng các tác phẩm nêu việc sử dụng ko nhằm mục đích kinh doanh… Mang tính tuyệt đối hơn, chỉ đc sử dụng khi đc sự đồng ý và chỉ đc sử dụng trg những t/h PLQĐ vì mục đích đáp ứng nhu cầu quốc phòng an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

II. Phương thức để bảo hộ quốc tế quyền sở hữu CN:
- Bảo hộ thông qua ĐƯQT đa phương.
- Bảo hộ thông qua ĐƯQT song phương.
- Bảo hộ thông qua việc các quốc gia cùng chấp nhận nguyên tắc có đi có lại.
1. Công ước Pari 1883:
Là một trong những công ước quốc tế đa phương quan trọng về SHCN. CƯ được ký kết ngày 20/3/1983 với sự tham gia của 11 nước, đến ngày 19/5/2005 số lượng thành viên là 169. VN tham gia năm 1981 (có tài liệu ghi là năm 1949)
* Mục đích:
Xây dựng các đkiện có lợi cho việc cấp văn bằn bảo hộ cho chủ sở hữu CN là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở tôn trọng luật SHTT của nước thành viên.
* Ý nghĩa:
Công ước mang tính nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế điều chỉnh việc bảo hộ từng đối tượng riêng biệt (như thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Công ước Lahay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Hiệp ước hợp tác trong lĩnh vực cung cấp văn bằng bảo hộ sáng chế… đều được ký kết trong khuôn khổ của công ước Paris).
* Đối tượng quyền SHCN:
Các đối tượng sở hữu công nghiệp được công ước bảo hộ theo công ước Pari đc hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa rộng: QSHCN ko chỉ áp dụng cho CN và TM mà còn áp dụng cho cả ngành san xuất nông nghiệp, CN khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoảng.
- Nghĩa hẹp: QSHCN bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống cạnh tranh lành mạnh.
* Nguyên tắc bảo hộ:
- Nguyên tắc “đãi ngộ như công dân” là một trong những nguyên tắc cơ bản mà Công ước áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, khi tham gia Công ước công dân của bất kỳ các thành viên nào của công ước cũng đều được hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giống như công dân của nước sở tại. Ngay cả những công dân của các quốc gia không phải là thành viên của công ước Paris hay là những doanh nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì cũng nhận được sự bảo hộ của công ước theo nguyên tắc này.
- Nguyên tắc “quyền ưu tiên“: Một người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đầu tiên của mình ở một nước thành viên của công ước thì trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích, 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá), người đó có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau sẽ được tính cùng ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. Tuy nhiên, để dược hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận đơn thứ nhất, các nước thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp các bản sao mô tả bản vẽ của đơn thứ nhất để làm bằng chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình.
- Bên cạnh đó, Công ước PARIS còn quy định cả quyền ưu tiên về triển lãm: Các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá có khả năng được bảo hộ tạm thời tại các cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc các cuộc triển lãm được công nhận là chính thức tổ chức tại một trong số các nước thành viên. Điều đó cho phép một đối tượng sở hữu công nghiệp tham gia triển lãm tại hội chợ th́ì được lấy ngày bắt đầu trưng bày hàng hóa tại triểm lãm làm ngày được hưởng quyền ưu tiên với thời hạn không quá 6 tháng.
* Quy định tiêu chuẩn bảo hộ, đkiện đăng ký và chuyển giao quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền SHCN:
Để nâng cao hiệu quả bảo hộ, Công ước Paris đã có những quyết định điều chỉnh việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp một cách cơ bản nhất.
- Đối với patent quy định về vấn đề nhập khẩu đối tượng, quyền đưa ra các biện pháp pháp lý quy định việc cấp Licence không tự nguyện nhằm ngăn chặn việc lạm dụng việc độc quyền của các nước thành viên.
- Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Liên hiệp và sẽ không thể bị đình chỉ trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho dù có vì lý do không sử dụng hoặc vì lý do nhập khẩu các đối tượng tương tự với các đối tượng đang được bảo hộ.
- Các quy định trong việc đăng ký, chuyển giao, bảo hộ ở các nước thành viên, về những công cụ bảo vệ và quyền yêu cầu toà án xét xử đối với các loại nhãn hiệu (nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể,…) cùng với các loại đối tượng khác.
* quy định về vấn đề hiệu lực:
Ngoài việc quy định một số điều khoản bắt buộc mà các nước thành viên đểu phải tuân thủ, với nguyên tắc tôn trọng sự độc lập của pháp luật các quốc gia thành viên về lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp, công ước Paris cho phép các nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng pháp luật sở hữu công nghiệp của mình, cũng như ký kết những Hiệp ước với nhau về sở hữu công nghiệp nhưng không được trái với các điều khoản trong công ước Paris.

2. Chú ý: Quyền ưu tiên theo CƯ Pari, VD:
* Khái niệm
Quyền ưu tiên là quyền của nqười nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác là thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên (sau đây gọi là quốc gia thành viên), trong một thời hạn nhất định người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ đó tại một quốc gia thành viên khác và đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn nộp đầu tiên. Nói cách khác, những đơn nộp sau sẽ có quyền ưu tiên đối với các đơn có thể đã được người khác nộp trong khoảng thời gian ưu tiên nói trên chi chính đối tượng sở hữu trí tuệ đó.
Quyền ưu tiên là một nội dung quan trọng của Công ước Pari và có nghĩa là trên cơ sở đơn yêu cầu thông thường đầu tiên được gởi đến quốc gia thành viên Công ước, người yêu cầu có thể yêu cầu bảo vệ tại bất cứ quốc gia thành viên Công ước nào (12 tháng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích; 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu); những đơn yêu cầu muộn hơn sẽ được xem như được gởi cùng ngày với đơn yêu cầu đầu tiên. Tức là những đơn yêu cầu muộn hơn này sẽ được ưu tiên (như vậy gọi là -quyền ưu tiên") so với các đơn yêu cầu khác về cùng một sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp do những người khác gởi đến trong thời hạn nói trên. Như vậy, một người không cần phải gởi đơn yêu cầu cùng một lúc đến nhiều nước mà có 6 tháng hoặc 12 tháng tùy thuộc vào ý muốn của mình để quyết định những nước mà người đó muốn có sự bảo vệ và chuẩn bị cẩn thận những bước cần thiết phải tiến hành để đảm bảo cho yêu cầu bảo vệ.
Ví dụ: Ngày 02/02/2004 một công dân Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ một KDCN là X' tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngày 02/05/2004 một công dân Pháp cũng nộp đơn đăng ký chính đối tượng X' đó tại cơ quan sở hữu trí tuệ của Pháp. Ngày 05/05/2004 công dân Việt Nam đó mới nộp đơn đăng ký bảo hộ đối tượng này tại Pháp. Theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì đơn của công dân Pháp nộp ở Pháp sẽ hợp lệ (vì đơn nộp sớm hơn tại Pháp). Tuy nhiên trong trường hợp này công dân Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đơn đã nộp sớm hơn tại Việt Nam (nộp ngày 02/02/2004). Do đó đơn của công dân Việt Nam nộp ở Pháp sẽ được tính là ngày 02/02/2004.
* Ý nghĩa của quyền ưu tiên:
+ Việc quy định quyền ưu tiên mang lại lợi ích thiết thực cho người nộp đơn khi đơn này muốn đạt được sự bảo hộ của nhiều quốc gia khác nhau, họ không phải nộp đồng thời tất cả các đơn tại nước xuất xứ và các nước khác nhau mà có thời hạn nhất định để xem xét lựa chọn việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại quốc gia nào thiết thực nhất vì các đơn nộp sau này sẽ có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên.
+ Nó ngăn chặn hữu hiệu người khác lợi dụng đăng ký đối tượng đó tại các quốc gia khác khi người nộp đơn chưa kịp làm việc này.
+ Tránh được tình trạng người nộp đơn phải nộp nhiều đơn khác nhau tại một thời điểm.

* Nội dung của quyền ưu tiên.
- Các đối tượng sở hữu trí tuệ được hưởng quyền ưu tiênTheo quy định của công ước Paris bao gồm: Sáng chế, Mẫu hữu ích (còn gọi là Giải pháp hữu ích), KDCN, Nhãn hiệu
- Quyền ưu tiên có này không được giành cho các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan vì: Theo quy định chung của hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, các đối tượng bảo hộ của quyền tác giả (gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và quyền liên quan (cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa) được bảo hộ từ thời điểm chúng được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định mà không cần đăng ký bảo hộ, không phụ thuộc vào việc có đăng ký đối tượng đó hay không nên việc quy định quyền yêu tiên trong việc đăng ký là không cần thiết.
- Cần xác định quyền ưu tiên trg SHCN vì: quyền Sở hữu đối với một số đối tượng sở hữu trí tuệ khác như Sáng chế, KDCN, Nhãn hiệu, Giống cây trồng mới chỉ phát sinh trên cơ sở việc đăng ký đối tượng này tại cơ quan Sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, do tính chất giới hạn của việc đăng ký các đối tượng này chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhất định nên cần có một cơ chế ghi nhận quyền yêu tiên cho người nộp đơn trước tại một quốc gia khác.
* Điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên: Để được hưởng quyền ưu tiên người nộp đơn phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: 3ĐK
- có đơn nộp sớm hơn tại một/các nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên;
- Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải đề cập đến cùng một đối tượng như trong đơn đầu tiên;
- Đối tượng hưởng quyền ưu tiên phải là Sáng chế, Mẫu hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong Khoản E, Điều 4 Công ước Paris cũng có quy định rằng "(1) Nếu một đơn KDCN nộp tại một nước với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một mẫu hữu ích, thời hạn hưởng quyền ưu tiên sẽ là thời hạn cho KDCN (2) có thể cho phép nộp một đơn mẫu hữu ích tại một nước với yêu cầu hưởng quyền yêu tiên trên cơ sở một đơn sáng chế và nguợc lại". Có thể xảy ra trường hợp cùng một Giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn xin bảo hộ tại nhiều quốc gia khác nhau nhưng mỗi nước có thể bảo hộ các đối tượng này theo cơ chế khác nhau do tính tương tự giữa chúng, điều này phụ thuộc vào pháp luật của mỗi nước. Để khắc phục điều này, Công ước Paris đã dự liệu trường hợp người nộp đơn có thể hưởng quyền ưu tiên của KDCN trên cơ sở một đơn yêu cầu bảo hộ một mẫu hữu ích nộp sớm hơn tại một quốc gia khác hay đơn sáng chế trên cơ sở mẫu hữu ích và ngược lại. Cùng với đó người nộp đơn được hưởng quyền ưu tiên từ nhiều đơn cũng như từ một phần của đơn nộp trước "Nếu kết quả xét nghiệm khẳng định đơn sáng chế bao gồm nhiều sáng chế, người nộp đơn có thể tách đơn thành một số lượng nhất định các đơn riêng và giữ ngày nộp đơn ban đầu là ngày nộp đơn của mỗi đơn đó và giữ nguyên quyền ưu tiên nếu có...người nộp đơn cũng có thể tự mình chủ động tách đơn sáng chế và giữ nguyên ngày nộp đơn ban đầu của mỗi đơn mới tách và giữ nguyên quyền ưu tiên. nếu có". (Điểm G, Điều 4, Công ước Paris).
* Thời hạn hưởng quyền ưu tiên và các trường hợp không được hưởng quyền ưu tiên .
- Đối với từng đối tượng khác nhau, thời hạn để người nộp đơn hưởng quyền ưu tiên cũng khác nhau.
+ Thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với Sáng chế và Mẫu hữu ích là 12 tháng, kể từ ngày nộp đơn đầu tiên
+ đối với KDCN và Nhãn hiệu thì thời hạn này là 06 tháng, kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn.
Những quy định này không chỉ áp dụng trong phạm vi đăng ký vào một quốc gia mà cả khi đăng ký quốc tế, các đơn này vẫn được hưởng quyền này. Điều này giúp cho người nộp đơn chỉ phải nộp lệ phí xin hưởng quyền yêu tiên ở một cơ quan quốc tế duy nhất thay vì phải nộp lệ phí đó ở tất cả các quốc gia đăng ký có yêu cầu xin hưởng quyền ưu tiên và mức lệ phí cũng sẽ tiết kiệm hơn.
- T/h ko đc hưởng quyền ưu tiên:
"...Nếu tại thời điểm nộp đơn sau, đơn nộp trước nói trên đã được rút bỏ, không được xem xét tiếp hoặc bị từ chối nhưng chưa đưa ra xét nghiệm công chúng và không để lại bất cứ quyền nào chưa giải quyết, và nếu chưa phải là cơ sở để hưởng quyền yêu tiên. Lúc đó, đơn nộp trước sẽ không được dùng làm cơ sở để hưởng quyền ưu tiên" (Điểm 4, Khoản C, Công ước Paris).
 Quy định này nhằm hạn chế những người nộp đơn trước lợi dụng điều này để xin hưởng quyền ưu tiên một cách không hợp lý khi đơn đã rút bỏ hoặc bị từ chối chính thức..
* Quy định về Quyền ưu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam (tham khảo thui, ko cần học đâu, hihi 
Tại Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Nghị định 63/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp, Thông tư 29/2003/TT-BKHCN và Thông tư 30/2003/TT-BKHCN của Bộ khoa học Công nghệ ... đã có ghi nhận quyền ưu tiên đối với người nộp đơn. Theo quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ thì đối tượng sở hữu trí tuệ được hưởng quyền ưu tiên gồm có: Sáng chế, KDCN, Nhãn hiệu (Điều 91) và Giống cây trồng mới (Điều 167). Để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
(i) Có một đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước nước là thành viên điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên hoặc nước có thoả thuận áp dụng quy định như vậy đối với Việt Nam.
(ii) (ii) Người yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước khác tại điểm (i) trên đây hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại các nước quy định tại điểm (i) trên đây;
(iii) (iii) Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải đề cập đến cùng một đối tượng như trong đơn đầu tiên
(iv) (iv) Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải nộp trong thời hạn được hưởng quyền ưu tiên và các giấy tờ tài liệu và lệ phí hưởng quyền ưu tiên.
Trước đây, trong Nghị định 63/CP chúng ta còn quy định: "Người nộp đơn...có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ với cùng một đối tượng được nộp sớm hơn tại một nước khác hoặc trên cơ sở trưng bày đối tượng nêu trên tại một triển lãm quốc tế chính thức..." (Điều 17). Ngày trưng bày đối tượng tại triển lãm được coi như là ngày nộp đơn đầu tiên. Quy định này nhằm bảo vệ việc sao chép nhất là đối với Sáng chế, KDCN khi chúng được giới thiệu công khai tới công chúng. Tuy nhiên trong Luật sở hữu trí tuệ, quy định về việc hưởng quyền yêu tiên trên cơ sở trưng bày tại triển lãm đã được loại bỏ. Về mặt thực tế, quyền ưu tiên là một lợi thế không thể phủ nhận của những người đã có đơn nộp sớm hơn, nhưng nó sẽ đồng nghĩa với việc người nộp đơn sẽ sớm phải bộc lộ nội dung đơn của mình (vì thời hạn nộp đơn sau tính từ ngày nộp đơn đầu tiên) dẫn đến việc các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng tiếp cận đến đối tượng. Vì vậy, Khoản 6, Điều 17 NĐ 63/ ND - CP có quy định: "Người nộp đơn có thể rút yêu cầu quyền yêu tiên để trì hoãn việc công bố đơn cấp Văn bằng bảo hộ".
Nếu so sánh các quy định của pháp luật của nước ta với các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này ta thấy: về cơ bản các quy định của pháp luật Việt Nam là phù hợp với luật quốc tế nhưng vẫn còn một số những vấn đề mà chúng ta chưa quy định thật cụ thể như: việc xin hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp tách đơn, nhập đơn, quyền ưu tiên từ nhiều đơn hay các trường hợp không được hưởng quyền ưu tiên...chưa thật cụ thể và rõ ràng. Vì vậy, khi ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn Bộ luật dân sự cũng như Luật sở hữu trí tuệ mới được thông qua, chúng ta cần quy định cụ thể và chi tiết hoá những vấn đề này./
.
3. Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa năm 1891:
* Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid có sự khác nhau:
- Nghị định thư cho phéo đăng ký quốc gia dựa trên đơn quốc gia chứ ko chỉ dựa trên việc đ.ký quốc gia.
- Nghị định thư quy định thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn 1 năm dành cho các bên tham gia để từ chối bảo hộ.
- Nghị định thư Madrid là một hiệp định về thủ tục lập hồ sơ chứ không phải là hiệp định điều chỉnh về mặt nội dung. Nghị định thư giúp những người sở hữu nhãn hiệu - các cá nhân và doanh nghiệp - bảo vệ được nhãn hiệu của họ một cách hiệu quả cùng một lúc ở nhiều quốc gia thông qua việc lập hồ sơ xin cấp bằng phát minh sáng chế tới một cơ quan duy nhất với một ngôn ngữ, một khoản chi phí và một loại tiền tệ. Hơn nữa, không cần phải lập hồ sơ qua trung gian. Đơn xin cấp bằng phát minh, sáng chế có thể được lập bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha.
 VN đã tham gia thỏa ước nhưng chưa tham gia nghị định thư.
* Mục đích: Tạo đkiện thuận lợi cho việc đký nhãn hiệu hàng hóa tại các nc thành viên.
* Nội dung:
- Nộp đơn đăng ký quốc tế:
+ Việc bảo hộ quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất phát từ yêu cầu bảo hộ của chủ nhãn hiệu hàng hóa thông qua việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ, đơn này gọi là “đơn đký quốc tế”.
+ Đơn đc nộp bởi 1 thể nhân hoặc pháp nhân có sở kinh doanh hoặc cư trú tại một nước tham gia thỏa ước.
+ trg đơn quốc tế phải xác định một hoặc nhiều nước nơi nhãn hiệu đc bảo hộ. Nước đc chỉ định trg đơn và nước xuất xử đều là thành viên của TƯ.
+ Đơn quốc tế đc nộp tới văn phòng quốc tế của tổ chức SHTT thế giới thông qua có quan trung gian là cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ. Kèm theo đơn là lệ phí: lệ phí đký, lệ phí quốc gia.
- Hiệu lực của đơn đăng ký:
+ Đăng ký tại văn phòng quốc tế có hiệu lực trg vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký và có quyền gia hạn thêm 20 năm kể từ ngày hết hạn thời hạn trước đó.
+ Ngày đăng ký quốc tế là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ nếu văn phòng quốc tế nhận đc đơn đó trg vòng 2 tháng kể từ ngày nhận đc đơn.
+ Kể từ ngày đăng ký quốc tế thực hiện tại văn phòng quốc tế việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại tất cả các nước thành viên được thực hiện như đối với nhãn hiệu đc nộp trực tiếp tại nước đó.
- Từ chối bảo hộ: Tất cả các nước thành viên của TƯ được chỉ định trg đơn quốc tế có quyền từ chối bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ nước mình.

4. Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (PCT)
Hiệp định PTC của WIPO đã được ký kết tại Washington, D.C. năm 1970 và có hiệu lực năm 1978. Hiệp định đã được sửa đổi năm 1979, 1984, 2001 và 2004. Tính đến ngày 15/9/2005 đã có 128 bên tham gia ký kết PCT.
Nhờ đơn giản hóa quá trình lập hồ sơ đăng ký bằng phát minh sáng chế nên PCT đã giúp những nhà phát minh được bảo hộ bằng phát minh của họ trên toàn thế giới. Hiệp định này cũng khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân tìm cách bảo hộ bằng phát minh sáng chế của họ ở nước ngoài.
Theo hiệp định này, các công dân của một quốc gia tham gia ký kết chỉ cần lập một hồ sơ đăng ký cấp bằng phát minh duy nhất - thường được gọi là hồ sơ “quốc tế” – và gửi tới Cơ quan cấp bằng phát minh của nước họ hoặc tới WIPO với tư cách là cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Như vậy, đơn xin cấp bằng phát minh sáng chế của họ sẽ tự động được gửi tới tất cả 127 quốc gia tham gia PCT.
Hiệp định cho phép những người nộp đơn có thời gian dài hơn – 30 tháng – để cam kết trang trải mọi chi phí dịch thuật, lệ phí hồ sơ trong nước và thực thi ở tất cả mọi quốc gia nơi họ muốn được bảo hộ. Nhờ cho phép người nộp đơn có nhiều thời gian và thông tin hơn để đánh giá thế mạnh trong bằng phát minh sáng chế tương lai của họ và quyết định kế hoạch tiếp thị của mình, thời hạn 30 tháng giúp các ứng viên lựa chọn tốt hơn những quốc gia nơi họ muốn nộp hồ sơ. Đây là một bước tiến quan trọng so với thời hạn ưu tiên 12 tháng đã được quy định trong Công ước Paris đối với những người nộp đơn xin cấp bằng phát minh sáng chế.
Trong khuôn khổ PCT, WIPO đã ấn hành “áp dụng tính quốc tế” cùng với hướng dẫn về việc công nhận phát minh sáng chế. Việc hướng dẫn như vậy có nghĩa là tiến hành nghiên cứu sơ bộ và/hoặc kiểm tra thông qua một “cơ quan quốc tế” - một trong 11 cơ quan cấp bằng phát minh sáng chế hiện đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về nhân lực và các yêu cầu xử lý hồ sơ khác được WIPO ủy quyền. Việc chỉ dẫn như vậy giúp người nộp đơn quyết định xem có nên tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp bằng phát minh, sáng chế tới các cơ quan cấp bằng phát minh, sáng chế ở trong nước hay trong khu vực hay không. Các cơ quan cấp bằng phát minh cũng được hưởng lợi từ quá trình chỉ dẫn này khi quyết định có nên cấp bằng phát minh sáng chế quốc gia hay khu vực dựa theo hồ sơ đăng ký trong khuôn khổ của PCT hay không. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã xác định những văn bản liên quan cần thiết giúp các cơ quan cấp bằng phát minh, sáng chế đảm bảo nguồn lực trong quá trình điều tra và nâng cao chất lượng kiểm tra của họ.
Các nước thành viên của hiệp ước PCT sẽ từ chối ko cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nêu trg đơn quốc tế khi:
- Việc bảo hộ sáng chế đó là trái với PL của nước thành viên đc yêu cầu bảo hộ
- Việc bảo hộ sáng chế có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc các quyền lợi kinh tế của nước thành viên đc chỉ định.
5. Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPs của WTO (được ký kết năm 1994 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995) đã ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Với Hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng Hiệp định sẽ "góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ" (Điều 7, Hiệp định TRIPs).
Tầm quan trọng của Hiệp định TRIPS được thể hiện ở ba điểm:
1. Đây là hiệp định duy nhất đầu tiên thực sự mang tính quốc tế đã đưa ra các chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ nhiều hình thức của sở hữu trí tuệ;
2. Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ có những quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự, hình sự và bảo vệ biên giới; và
3. Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trên thực tế, TRIPS đặt nền tảng cho một hạ tầng cơ sở vững chắc và hiện đại trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ cho cộng đồng quốc tế.
Ý nghĩa của hiệp định
+ Hiệp định TRIPS có vị thế độc nhất trong số các điều ước quốc tế về IPR bởi lẽ việc trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với việc tham gia “trọn gói” các hiệp ước. Nói cách khác, các quốc gia thành viên của WTO không được phép lựa chọn các hiệp ước mà phải tuân thủ tất cả các hiệp ước đa phương của WTO, bao gồm cả TRIPS.
+ Các quy định mới điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT thông qua Hiệp định TRIPs đã trở thành một phương tiện giúp củng cố trật tự, cũng như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống hơn trên phạm vi toàn cầu.
+ Hiệp định nêu ra các nguyên tắc và ấn định mức độ bảo hộ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm cho quyền SHTT của các quốc gia thành viên khác. Trên cơ sở đó, Hiệp định tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích lâu dài và chi phí ngắn hạn đối với xã hội.
- HĐ Trips là sự tổng hợp, kế thừa và phát triển của 2 CƯ Berne và Pari:
+ Bern chỉ bao gồm quyền tác giả, Pari chỉ gồm quyền SHCN.
+ Trip: bao gồm cả quyền tác giả + quyền SHCN + một số quyền khác ( VD thông tin bí mật trg thương mại, bảo hộ quyền phát song trên vệ tinh…)
Mục đích:
Quy định những điều kiện thuận lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho các công dân của các nước thành viên.
* Nguyên tắc bảo hộ:
- NT đối xử quốc gia: Mỗi thành viên phải dành cho công dân của các nước thành vieech khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn so với sự đối xử của thành viên đó với công dân của mình trg việc bảo hộ quyền SHTT.
- NT đối xử tối huệ quốc:
+ Bất kỳ một sự thuận lợi, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân bất kỳ nước nào khác thì lập tức và vô điều kiện phải đc dành cho công dân của tất cả các thành viên khác.
+ Bản chất của nguyên tắc MFN là cầm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa các thành viên khác ( bình đẳng giữa các bên thứ 3) trg việc bảo hộ quốc tế quyền SHTT.
+ NT MFN là nguyên tắc lần đầu tiên đc quy định trg TRIPS vì:
 TRIPS công nhận SHTT là tài sản tư nhân đc lưu thông trog thương mại và các quốc gia trên thế giới phải có nghĩa vụ bảo hộ, mà để bảo hộ các quốc gia phải thực sự bình đẳng trong một sân chơi, do đó cần ghi nhận nguyên tắc MFN.
* Đối tượng và tiêu chuẩn bảo hộ
- Quyền tác giả: Điều 9.1 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Công ước Bern từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo. Quyền tác giả được bảo hộ cho đến 50 năm sau khi tác giả qua đời. Hiệp định TRIPs quy định các chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo vệ như các tác phẩm văn học theo đúng Công ước Bern.
- Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định mọi dấu hiệu hoặc sự kết hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Điều 16 của Hiệp định quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Điều 6 bis của Công ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Các thành viên WTO có thể quy định các điều kiện cấp phép và chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa, trong đó không được quy định việc cấp phép bắt buộc và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa đó có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh mang nhãn hiệu hàng hóa đó. Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóa không dưới 7 năm và có thể được gia hạn với số lần không hạn chế.
-Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay địa phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý quyết định (Điều 22). Các thành viên WTO phải quy định những biện pháp để các bên liên quan ngăn chặn việc mô tả gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa hoặc tạo thành "hành vi cạnh tranh không lành mạnh" theo điều 10 bis Công ước Paris.
- Bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp: Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp được sáng tạo một cách độc lập, có tính mới hoặc tính sáng tạo ít nhất trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ. Hiệp định TRIPs cho phép các thành viên tùy ý quyết định bảo hộ kiểu dáng hàng dệt bằng kiểu dáng công nghiệp hoặc bằng quyền tác giả.
- Bằng sáng chế: Hiệp định quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua bằng sáng chế trong vòng ít nhất 20 năm. Trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ, cả sản phẩm lẫn phương thức sản xuất đều được bảo hộ. Chính phủ các nước có thể từ chối cấp bằng sáng chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cấm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo đức. Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằng sáng chế, tuy nhiên, cũng quy định một số ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sở hữu bằng sáng chế lạm dụng quyền của mình (như không cung ứng sản phẩm cho thị trường). Trong trường hợp này, theo một số điều kiện nhất định trong Hiệp định, chính phủ các nước có thể cấp "giấy phép bắt buộc" cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất sản phẩm này hoặc được phép sử dụng quy trình sản xuất đã được bảo hộ. Một số quy định mềm dẻo như vậy đặc biệt có ý nghĩa trong việc tiếp cận những sản phẩm thiết yếu, nhất là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển.
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ sơ đồ bố trí mạch tích hợp trên cơ sở Hiệp định Washington về quyền SHTT trong lĩnh vực mạch tích hợp. Theo điều 36, các hành vi nhập khẩu, bán hoặc phân phối nhằm mục đích thương mại một thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu được coi là bất hợp pháp. Điều 37 quy định, các thành viên sẽ không coi những hành vi liên quan đến việc vi phạm quyền sở hữu một thiết kế bố trí mạch tích hợp do vô ý là bất hợp pháp nhưng sẽ yêu cầu bồi thường cho chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp sau khi có thông báo vi phạm.
- Bảo hộ thông tin bí mật: Hiệp định TRIPs không yêu cầu các thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật như một dạng sở hữu mà chỉ dành cho người có quyền kiểm soát thông tin đó khả năng ngăn chặn việc người khác làm tiết lộ, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thông tin này trái với hành vi thương mại trung thực. Điều 39 quy định các thành viên không được phép tiết lộ những dữ liệu mật được nộp cho các cơ quan chính phủ để xin phép lưu hành dược phẩm hoặc nông hóa phẩm (trừ trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ công chúng hoặc khi đã tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo các dữ liệu đó không bị tiết lộ) nhằm mục tiêu thương mại không lành mạnh.
- Kiểm soát hành vi chống cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT (Hợp đồng lixăng): Chủ sở hữu quyền SHTT có thể cho phép người khác sản xuất hay sao chép nhãn hiệu hàng hóa hoặc thương hiệu, tác phẩm, sáng chế, bản vẽ hoặc các mẫu mã được bảo hộ. Hiệp định TRIPs thừa nhận trong số các điều kiện của hợp đồng chuyển giao, người chủ sở hữu có thể hạn chế cạnh tranh hoặc cản trở việc chuyển giao công nghệ. Hiệp định quy định chính phủ các nước, trong một số điều kiện nhất định, có quyền áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi phản cạnh tranh và lạm dụng quyền SHTT trong lĩnh vực nhượng bản quyền, và phải sẵn sàng tham khảo lẫn nhau nhằm chống lại các hành vi này.

* Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Điều 41 quy định các thành viên WTO phải đảm bảo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT được đề cập trong Hiệp định, trong đó có những chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm cũng như không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn.
Mặt khác, những thủ tục này phải được áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp.
Theo Hiệp định, tòa án quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để bảo vệ các chứng cứ của hành vi vi phạm quyền SHTT; sau khi đã xác định rõ chứng cứ vi phạm, tòa án phải ra phán quyết yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại cho người nắm giữ quyền SHTT.
Hiệp định cũng kêu gọi các quốc gia cần lưu ý, trong trường hợp trên thị trường xuất hiện hành vi ăn cắp bản quyền với quy mô lớn, theo khung hình phạt, người có hành vi vi phạm bản quyền sẽ bị khởi tố, có thể bị phạt tù, hoặc chịu các hình phạt khác. Các thủ tục và biện pháp chế tài theo quy định của Hiệp định TRIPs gồm 2 nhóm cơ bản: các biện pháp chế tài dân sự, hành chính và hình sự.
* Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TRIPs là quy định quan trọng nhất trong lĩnh vực này và sẽ được giải quyết theo quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Điều 63 yêu cầu các thành viên WTO phải công bố, hoặc ít nhất cho công chúng tiếp cận bằng ngôn ngữ quốc gia, tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng ký, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT. Ngoài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận đã ký với các thành viên WTO khác trong lĩnh vực quyền SHTT.
Hạn chế của HĐ TRIPS:
+ Hiệp định TRIPS không thể bao hàm được một số diễn biến mới, như các vấn đề về Internet và tác quyền kỹ thuật số, công nghệ sinh học tiên tiến, và quá trình nhất thể hóa những chuẩn mực toàn cầu về luật pháp hoặc thông lệ. Hiệp định này mới chỉ đặt nền tảng cho việc bảo hộ IPR ở mức tối thiểu chứ chưa phải tối đa.
+ Hiệp định đã không xem xét một cách thích đáng sự khác biệt giữa hai khối quốc gia phát triển và đang phát triển trong quá trình phát triển khoa học - công nghệ
+ Không có các biện pháp cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách này.
+ Hiệp định lại chỉ chú trọng đến quyền SHTT, không đề cập đến trách nhiệm xã hội của quyền sở hữu này và như vậy vô hình chung sẽ làm tăng thêm khoảng cách giữa hai khối quốc gia này.
+ Các nước đang phát triển đã không thể khai thác triệt để các biện pháp ưu tiên mà CƯ dành cho, do tính chất không bắt buộc của các biện pháp ưu tiên đó.

* Những thách thức đối với các nước đang phát triển khi thực hiện Hiệp định TRIPs
- Việc bảo hộ quyền SHTT là một phần thưởng cho hoạt động sáng tạo và đổi mới sản phẩm trí tuệ. Do vậy, hệ thống bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPs được đánh giá tương đối tích cực ở các nước phát triển.
- Một số khó khăn khác mà Hiệp định TRIPs có thể gây ra cho các nước đang phát triển thể hiện ở những khía cạnh sau
+ Cơ chế bảo hộ quyền SHTT khắt khe tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nền kinh tế tiên tiến với các nền kinh tế nhỏ, lạc hậu và giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. + Khi xảy ra tranh chấp về xâm phạm quyền SHTT của các nước đang phát triển ở nước ngoài, thủ tục tư pháp phức tạp, chi phí thuê luật sư cao,... đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không đủ sức theo đuổi các vụ kiện tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
+ Một vấn đề gây khó khăn nữa cho các nước đang phát triển là việc các nước công nghiệp tiên tiến ngày càng lạm dụng quyền SHTT để trừng phạt thương mại hay trả đũa trong hoạt động thương mại. Biểu hiện mới này đang là yếu tố gây nhiều bất lợi cho các nước kém và đang phát triển, bởi các nước đó chưa thể hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền SHTT ngang bằng với trình độ chung của thế giới.
+ Ở một mức độ nhất định, Hiệp định TRIPs đã có tác động xấu đến mục tiêu phát triển của các nước nghèo. Hiệp định chủ yếu thiên về những người nắm giữ bản quyền (phần lớn từ các nước phát triển), trong khi làm tổn hại đến người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển
+ Hơn nữa, bảo hộ nghiêm ngặt quyền SHTT về công nghệ sẽ ngăn cản và hạn chế quá trình truyền bá và phổ biến công nghệ - một quá trình rất cần thiết trong chính sách phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển có trình độ công nghệ thấp. Do vậy, tình trạng bảo hộ cứng rắn theo Hiệp định TRIPs đối với các quyền SHTT có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng: tạo thế độc quyền cho người nắm giữ quyền SHTT, gây nguy cơ nâng giá bán sản phẩm và khống chế giá bất hợp lý, từ đó tạo ra sự khan hiếm hàng hóa, làm nảy sinh tình trạng khó tiếp cận đối với hàng hóa, sản phẩm. Tình trạng này ngày càng trở nên rõ rệt đối với các nước có trình độ phát triển công nghệ và mức sống thấp như Việt Nam.
+ Thời gian bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPs quá lâu sẽ tăng cường quyền lực cho giới chủ của các nước giàu trong khi hạn chế doanh nhân nước nghèo tiếp nhận những tri thức thậm chí đã trở thành công cộng.
+ Tác động xấu đến đời sống của người nông dân: Việc thực thi quyền SHTT thông qua bảo hộ các loại giống cây trồng có thể dẫn đến việc người nông dân phải mua giống cây từ các nhà sản xuất giống ở các quốc gia phát triển với mức giá cắt cổ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới ngành sản xuất giống cây và làm gia tăng chi phí sản xuất nông nghiệp cũng như giá thành của các loại nông sản.
+ Chi phí lớn cho việc thực hiện Hiệp định TRIPs: Việc bảo hộ quyền SHTT của Hiệp định TRIPs theo những điều kiện ngặt nghèo của các nước phát triển đòi hỏi các nước đang phát triển phải dành ra những nguồn lực không nhỏ trong tổng nguồn lực vốn đã hạn chế của mình.
Như vậy, tại các nước đang phát triển, việc tăng cường bảo hộ quyền SHTT có nguy cơ làm phương hại đến các mục tiêu phát triển chung của họ. Với việc thực hiện các cam kết nhằm thúc đẩy sự bảo hộ mạnh mẽ hơn đối với các tài sản trí tuệ, các nước đang phát triển sẽ bị lâm vào tình thế hết sức bất lợi để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế ngay trên sân nhà cũng như trên thị trường toàn cầu. Nhìn toàn cục quá trình hình thành và nội dung đã có hiệu lực của Hiệp định TRIPs, có thể thấy rằng các nước công nghiệp tiên tiến sẽ có lợi hơn trong quá trình thực thi Hiệp định TRIPs và các nước đang phát triển trước mắt có thể chịu một phần thua thiệt.

Tại sao nói hiệp định TRIPS 93 là hiệp định liên quan đến khía cạnh thương mại trong SHTT? Vì:
+ Quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng Hiệp định sẽ "góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
+ Mục đích của hiệp định là giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trg hoạt động thương mại quốc tế.
+ Các quy định của hiệp định đều quy định về những quyền SHTT, thực thi quyền SHTT liên quan đến thương mại

* SO SÁNH HIỆP ĐỊNH TRIPS VỚI CÔNG ƯỚC PARI:
- GIỐNG:
+ Đều là những ĐƯQT về bảo vệ quyền SHTT.
+ Đều có đối tượng bảo hộ là quyền SHCN.
+ Đều thừa nhận nguyên tắc đối xử quốc gia.
- KHÁC:
TRIPS PARI
Mục đích Quy định những điều kiện thuận lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho các công dân của các nước thành viên. Xây dựng các đkiện có lợi cho việc cấp văn bằn bảo hộ cho chủ sở hữu CN là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở tôn trọng luật SHTT của nước thành viên.
NT bảo hộ Ko có nt đối xử tối huệ quốc Đối xử tối huệ quốc
Đối tượng bảo hộ QSHCN, Q tác giả, một số quyền # như: quyền đối với giống cây trồng, bố trí thiết kế mạch tích hợp QSHCN
Thực thi Ko quy định các biện pháp, chế tài đảm bảo việc thực hiện quyền SHTT. Quy định các biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ, gồm: BP dân sự, hành chính, kiểm soát biện giới,


6. Hiệp định thương mại VN – Hoa Kỳ:
Tại sao lại nói Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là một bước quan trọng để tiến tới gia nhập WTO? Vì:Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ cũng là nước có ảnh hưởng tại WTO và nhiều diễn đàn kinh tế. Mặt khác, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng được soạn thảo dựa trên những quy tắc và điều khoản của WTO. Vì vậy, việc ký một hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam có thể từng bước chấp nhận các quy định của WTO và tham gia thị trường toàn cầu.
• Nguyên tắc.
• Đối tượng.
• Biện pháp thực thi có hiệu quả.
• Trợ giúp kỹ thuật.
 tr 30.
III. Bảo hộ quyền SHCN có yếu tố nước ngoài ở VN:
1. Nguyên tắc bảo hộ: Đ 775 BLDS:
- Có đối tượng SHCN đc cqnn có thẩm quyền VN cấp văn bằng bảo hộ
- Có đối tượng SHCN đc cqnn có thẩm quyền VN công nhận bảo hộ
Việc bảo hộ quyền SHCN của người nc ngoài và PN nc ngoài tại VN sẽ đc bảo hộ trên cơ sở quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nếu ĐƯ và PVVN khác nhau thì áp dụng ĐƯ.
2. Đối tượng được bảo hộ:
- Sáng chế.
- Kiểu dáng CN.
- Mạng tích hợp bán dẫn.
- Thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu tập thể.
- Nhãn hiệu chứng nhận.
- Nhãn hiệu liên kết.
- Nhãn hiệu nổi tiếng.
- Tên thương mại.
- Chỉ dẫn địa lý.
- Bí mật kinh doanh.
- Các đối tượng SHCN ko đc PLVN bảo hộ bao gồm:
+ Các đối tượng trái với lợi ích xã hội,trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.
+ Các đối tượng khác mà PLVN quy định là không bảo hộ.
3. Xác lập và bảo hộ quyền SHCN cho cá nhân, pháp nhân nc ngoài tại VN:
* Nộp đơn đăng ký xác lập quyền:
- Tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất kinh doanh ở VN thì nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại VN.
- Tổ chức cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh ở VN thì nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại VN.
- Đơn quốc tế và việc xử lý đơn quốc tế phải tuân thủ ĐƯQT có liên quan.
- Người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên theo PLVN và ĐƯQT mà VN là thành viên.
* Xác lập quyền:Tr 32 ĐC phô tô
* Văn bằng bảo hộ: Tr 32
* Bảo hộ quyền SHCN cho người nước ngoài và PN nước ngoài. Tr33.

IV. Quyền đối với giống cây trồng trong TPQT:
1. Khái niệm: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
2. Đặc điểm:
- Phát sinh ở lãnh thổ nước nào thì có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia đó.
- Muốn đc bảo hộ ở nước ngoài phải được thực hiện thông qua các phương thức bảo hộ quốc tế.
3. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới ( CƯ UPOV) – ký kết năm 1961, sửa đổi mới đây nhất là năm 1991 – hiệu lực 1998. Tính đến ngày 29/6/2005, đã có 59 quốc gia tham gia Công ước UPOV. Dự kiến trong vài năm tới sẽ có thêm nhiều quốc gia tham gia ký kết UPOV.
Ý nghĩa:
+ Các quốc gia đã nhanh chóng nhận ra rằng, hoạt động sáng tạo giống cây trồng mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn cả đối với việc bảo vệ môi trường.
+ CƯ góp phần chống lại các khả năng vi phạm tiềm tàng đối với giống cây trồng mới, đảm bảo cho nhà tạo giống cây trồng có đủ thời gian cần thiết để khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình.
+ Công ước quốc tế về bảo hộ các giống cây mới (UPOV) đã thiết lập một hệ thống tài sản trí tuệ đã được quốc tế công nhận nhằm bảo vệ các giống cây mới. Công ước UPOV khuyến khích và dành phần thưởng cho những người nhân giống cây mới một cách khéo léo và sáng tạo. Bất cứ ai đưa ra giống cây mới có thể kháng bệnh, kháng hạn, kháng rét hoặc đơn giản đẹp hơn về mặt thẩm mỹ cũng đều là một nhà phát minh tương tự như ai đó đã cải thiện máy móc của xe hơi hoặc tìm ra loại thuốc mới. Sự khác biệt duy nhất là những người nhân giống cây làm việc với những sinh thể chứ không phải các chất vô tri vô giác.
+ Quá trình tạo ra một loại cây mới thường rất lâu và tốn kém. Tuy nhiên, việc tái tạo lại một giống cây đã có lại có thể nhanh và tương đối dễ dàng. Do đó, hệ thống bảo hộ tài sản trí tuệ hữu hiệu cần phải khuyến khích cho những đổi mới, sáng tạo bằng cách cho phép các nhà đầu tư hoàn vốn đầu tư và đồng thời truyền bá những kiến thức về phát minh đó cho những người khác để họ có thể hoàn thiện tốt hơn. Hệ thống UPOV đề ra ba nguyên tắc pháp lý cơ bản về bảo hộ nhằm khuyến khích những người nhân giống tăng cường óc sáng tạo của họ bằng cách trao cho họ độc quyền sở hữu phát minh về loại cây của họ trong khi vẫn khuyến khích tìm ra các loài cây mới.
* Đối tượng đc bảo hộ:
* Nguyên tắc bảo hộ.
* Xác lập quyền.
* Thời hạn bảo hộ.
* Phạm vi quyền của nhà tạo giống. ĐC tr 29

Trong khuôn khổ hệ thống UPOV thiết lập năm 1991 – một trong những hiệp định được ký kết gần đây nhất – những đặc quyền dành cho nhà phát minh (thường được gọi là “quyền của nhà gây giống ”) đòi hỏi một bên khác ngoài chủ sở hữu các đặc quyền đó được ủy quyền:
• tạo ra hoặc tái tạo một sản phẩm đã được bảo hộ;
• sử dụng sản phẩm đó để nhân rộng, và
• bán hoặc tiếp thị, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc dự trữ sản phẩm đã được bảo hộ.
Để hưởng độc quyền, người gây giống phải phát minh ra một loại cây mới hoàn toàn mới, đặc thù, thống nhất và ổn định. Tuy nhiên, theo Công ước UPOV, một người nhân giống cây nhìn chung không cần có ủy quyền từ những người nhân giống cây khác khi sử dụng các giống cây đã được bảo hộ để tiến hành các hoạt động không vì mục đích thương mại hoặc thí nghiệm nhằm tìm ra các loại cây mới. Công ước UPOV cũng cho phép mỗi quốc gia thành viên hạn chế độc quyền của người nhân giống đối với bất kỳ một loại cây nào có thể cho phép người nông dân sử dụng một phần thu hoạch của họ để trồng trên mảnh đất của họ sau này. Tuy nhiên, những hạn chế như vậy cần phải nằm trong giới hạn cho phép và cần phải bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người nhân giống.
Các quốc gia thành viên tổ chức hội nghị của Hội đồng chấp hành – cơ quan thường trực của công ước - hai năm một lần. Các cơ quan khác của UPOV bao gồm Ủy ban Hiệp thương, Ủy ban Hành chính và Pháp luật, Ủy ban Kỹ thuật, gồm nhiều nhóm làm việc kỹ thuật (TWP) trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp. TWP họp định kỳ để chia sẻ và thảo luận những nhận xét và tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực của nông nghiệp. Điều này giúp họ chuẩn hóa các tiêu chuẩn kiểm tra ở các quốc gia thành viên. Các cuộc họp của TWP đem lại lợi ích cho những người nhân giống vì các tiêu chuẩn càng thống nhất thì càng tăng cường tính nhất quán trong quá trình lập hồ sơ đăng ký ở nhiều quốc gia khác nhau.
4. Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo PLVN:
- Cơ sở pháp lý Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2001 của CHính Phủ quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới. Theo đó, giống cây trồng mới sẽ được bảo hộ theo một hệ thống riêng biệt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý. Hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới sau đó đã tiếp tục hoàn thiện và được quy định mới trong phần IV - Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
- Sự cần thiết cần bảo hộ giống cây trồng theo một hệ thống riêng biệt: Vì quy trình để tạo ra một giống cây trồng mới thường tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí tiền bạc. Trong khi đó, việc sao chép giống cây trồng lại có thể được thực hiện rất nhanh chóng theo nhiều cách thức khác nhau như chiết cây, giâm cây, gieo hạt...--> cần bảo hộ.
- Đối tượng Giống cây trồng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 là: giống cây được sáng tạo hoặc được phát triển và phát triển, thuộc danh mục giống cây trồng được bảo hộ do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, tính ổn định và có tên gọi phù hợp.
- Chủ thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới gồm:
+ Người sáng tạo ra giống cây trồng mới. Đây là những chủ thể đã tạo ra giống cây trồng mới, chưa từng tồn tại trước đó trong thế giới tự nhiên bằng những phương tiện kỹ thuật nhất định. Pháp luật Việt Nam không đặt ra bất kỳ một giới hạn cụ thể nào đối với hình thức cũng như trình độ kỹ thuật trong việc thực hiện quy trình tạo giống cây trồng được bảo hộ. Đó có thể là thao tác kỹ thuật đơn giản nhất như lựa chọn và lọc giống cây trồng cho đến những công nghệ phức hiện đại và phức tạp nhất hiện nay như công nghệ chuyển gen, cấy ghép gen...
+ Người phát hiện và phát triển giống cây trồng. Đây được coi là điểm khác biệt chủ yếu tạo nên một trong những đặc trưng cơ bản trong tiêu chuẩn bảo hộ giống cây trồng so với tiêu chuẩn bảo hộ độc quyền sáng chế. Theo quy định của pháp luật về bảo hộ sáng chế, phát minh (phát hiện) là một trong những đối tượng bị loại trừ khả năng được bảo hộ. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật về bảo hộ giống cây trồng, việc phát hiện ra giống cây trồng mới tồn tại sẵn có trong tự nhiên vẫn có thể được coi là một trong những nguồn căn bản đóng góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học và cần phải được bảo hộ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn chính thức giải thích cụ thể về khái niệm “phát hiện và phát triển giống cây trồng”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản chất pháp lý nói chung của quyền sở hữu trí tuệ, có thể khẳng định rằng, một người chỉ có công đơn thuần trong việc phát hiện ra giống cây trồng mới sẽ không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, thuật ngữ “phát triển” được sử dụng ở đây như là một sự bổ sung cần thiết, là điều kiện đủ để được Nhà nước xem xét bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã được phát hiện. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh thêm khái niệm “phát triển” không được dùng để chỉ những hoạt động cải tiến hoặc cải tạo đối với các tính trạng
Về Đầu Trang Go down
 
Tư phấp bất diệt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ngan tu phap chua cac em
» lai la tu phap
» tu phap nua ne
» Tư pháp quốc tê
» tu phap quoc te te tue

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Luật 2008 Bạc Liêu :: Các môn chuyên ngành-
Chuyển đến